Phóng viên danh dự

08.05.2023

Xem nội dung bằng ngôn ngữ khác
  • 한국어
  • English
  • 日本語
  • 中文
  • العربية
  • Español
  • Français
  • Deutsch
  • Pусский
  • Tiếng Việt
  • Indonesian
Ngày càng nhiều người trẻ thế hệ gen MZ ở Hàn Quốc lựa chọn xu hướng “Work-Life Blend” nhằm xóa mờ đi ranh giới giữa công việc - cuộc sống, đồng thời điều này cũng đáp ứng mong muốn phát triển nhận thức, sự nghiệp dựa trên sở thích và niềm đam mê của họ. (Ảnh: Unsplash, Biên tập: Vũ Đỗ Hải Hà)

Ngày càng nhiều người trẻ thế hệ gen MZ ở Hàn Quốc lựa chọn xu hướng “Work-Life Blend” nhằm xóa mờ đi ranh giới giữa công việc - cuộc sống, đồng thời điều này cũng đáp ứng mong muốn phát triển nhận thức, sự nghiệp dựa trên sở thích và niềm đam mê của họ. (Ảnh: Unsplash, Biên tập: Vũ Đỗ Hải Hà)



Bài viết từ Phóng viên danh dự Korea.net Vũ Đỗ Hải Hà

Công việc - cuộc sống là 2 yếu tố gắn kết và luôn đi đôi ở xã hội hiện đại. Tuy nhiên, với guồng quay công việc bận rộn như ngày nay khiến cuộc sống của con người đôi khi không được chăm chút đúng cách. Vì thế, tại các quốc gia phát triển, trong đó có cả Hàn Quốc thì thế hệ trẻ rất quan tâm chú trọng để 2 phạm trù công việc - cuộc sống được hòa hợp hơn bằng cách làm chúng tương tác, pha trộn vào nhau thay vì cố gắng cân bằng thái cực 2 yếu tố này. Đây cũng là xuất phát điểm ra đời khái niệm Work-Life Blend – một khái niệm tích cực thể hiện ước muốn chủ động quan tâm đến chất lượng cuộc sống của thế hệ trẻ gen MZ, đồng thời cho thấy sự lý tưởng khi cuộc sống – công việc đều được xây dựng dựa trên niềm yêu thích và sự kì vọng.

Xã hội hiện đại phát triển kéo theo việc nó được bao phủ bởi thế giới của công nghệ, đỉnh điểm là thời điểm smart phone bắt đầu mở rộng nhu cầu tiêu dùng rộng rãi thì khối lượng công việc cùng những ngày làm thêm giờ, đi kèm các cuộc gọi, tin nhắn trao đổi dần dần tăng lên. Hàn Quốc cũng là một quốc gia nằm trong tầm ảnh hưởng của “kỉ nguyên kĩ thuật số”, người dân tại các thành phố lớn dường như dành hầu hết thời gian chăm lo công việc nên đôi lúc họ đã quên đi quỹ thời gian thư giãn và tạo dựng cuộc sống mà mình mong muốn. Vì thế, xuất phát từ lý do này, khái niệm “Work-Life Balance” (tiếng Hàn: 워라밸) ra đời với nguyện vọng duy trì sự cân đối 2 yếu tố công việc – cuộc sống bằng cách phân chia đồng đều thời lượng của chúng nhằm mục đích không “thiên vị” bên nào hơn cả.

Tuy nhiên, thế hệ trẻ gen MZ xứ Hàn lại cho rằng “Work-Life Balance” thật khó để thực hiện bởi tính cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể bị phá vỡ nếu yếu tố này lấn át quỹ thời gian của yếu tố kia – nó mang đến sự cạnh tranh, đối lập vì thực sự không hề có sự cân bằng hoàn hảo (đặc biệt là sau khủng hoảng xáo trộn từ đại dịch Covid-19, cùng cách thức làm việc “work from home”), đồng thời mọi thứ đều rất dễ xảy ra tính biến thiên liên tục mà ta không ngờ tới (ví dụ: trách nhiệm quan tâm gia đình hay một dự án công việc lớn cần chúng ta đầu tư, chú trọng chẳng hạn). Do đó, đây chính là nguyên nhân khiến khái niệm mới, nâng cấp và đột phá hơn “Work-Life Balance” hình thành, nó được gọi là “Work-Life Blend” (tiếng Hàn: 워라블) - từ lóng viết tắt này ngụ ý mong muốn chuyển đổi linh hoạt giữa 2 phạm trù “Work – Life” thay vì phải đắn đo, vất vả suy nghĩ nên “chọn bên nào hơn bên nào”.

Lựa chọn “cân bằng” giữa công việc - cuộc sống là điều khó xảy ra khi thế “cân bằng” ấy rất dễ bị phá vỡ nếu yếu tố này lấn át quỹ thời gian của yếu tố kia. Tuy nhiên, với “Work-Life Blend”, thế hệ trẻ xứ Hàn đã cho thấy “sự pha trộn” đầy độc đáo thay vì việc vất vả giữ “cân bằng” 2 yếu tố như lúc trước. (Ảnh: Vũ Đỗ Hải Hà)

Lựa chọn “cân bằng” giữa công việc - cuộc sống là điều khó xảy ra khi thế “cân bằng” ấy rất dễ bị phá vỡ nếu yếu tố này lấn át quỹ thời gian của yếu tố kia. Tuy nhiên, với “Work-Life Blend”, thế hệ trẻ xứ Hàn đã cho thấy “sự pha trộn” đầy độc đáo thay vì việc vất vả giữ “cân bằng” 2 yếu tố như lúc trước. (Ảnh: Vũ Đỗ Hải Hà)



“Work-Life Blend” nhấn mạnh vào “sức mạnh kết hợp và pha trộn” (Blend) chứ không phải giữ thế “cân bằng” (Balance) khó tương thích của 2 yếu tố. Khi nói đến “sự cân bằng”, người ta sẽ hình dung ra cách chúng ta phân chia quỹ thời gian đồng đều, nhưng với “sự pha trộn” mà “Work-Life Blend” mang tới – nó lại thể hiện khái niệm “hài hòa” được mở rộng sang ý nghĩa đặc biệt hơn vì sở thích hằng ngày của bản thân một người sẽ biến thành một phần công việc nhằm tạo dựng nên cuộc sống người ấy mơ ước.

Bởi thế, hãy cân nhắc gác bỏ những bận tâm về “sự cân bằng” hay buộc mình phải nổi bật trên đỉnh cao ở các lĩnh vực nào đó trong cuộc sống; thay vào đấy, bạn có thể suy nghĩ đến “sự pha trộn” làm sao để cuộc sống bản thân thụ hưởng tính tích cực tốt nhất. Thực hành chuyển đổi sang “Work-Life Blend” cần lưu ý một số nội dung:


1. Xác định, đánh giá ưu tiên và hỗ trợ thúc đẩy ưu tiên thêm trọn vẹn:

Xác định, đánh giá ưu tiên và hỗ trợ thúc đẩy ưu tiên thêm trọn vẹn là việc đầu tiên nên làm khi chuyển sang “Work-Life Blend”. Ví dụ: bạn cần tập thể dục để cải thiện sức khỏe, từ đó sẽ dần dần hình thành thói quen tốt, đồng thời bạn có thể phát triển nó như 1 công việc nhằm hỗ trợ cộng đồng thêm khỏe mạnh, như làm huấn luyện viên, blogger chia sẻ kinh nghiệm chẳng hạn. (Ảnh: Unsplash)

Xác định, đánh giá ưu tiên và hỗ trợ thúc đẩy ưu tiên thêm trọn vẹn là việc đầu tiên nên làm khi chuyển sang “Work-Life Blend”. Ví dụ: bạn cần tập thể dục để cải thiện sức khỏe, từ đó sẽ dần dần hình thành thói quen tốt, đồng thời bạn có thể phát triển nó như 1 công việc nhằm hỗ trợ cộng đồng thêm khỏe mạnh, như làm huấn luyện viên, blogger chia sẻ kinh nghiệm chẳng hạn. (Ảnh: Unsplash)



Trước hết phải xác định, đánh giá rõ ưu tiên phù hợp cần quan tâm, rồi dần dần thúc đẩy ưu tiên ấy trọn vẹn hơn qua việc làm cụ thể. Ví dụ: bạn đang cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng thì việc nên làm là phục hồi thể chất bằng các hình thức tập luyện theo sở thích bao gồm: thiền, yoga, tập gym, thể dục nhịp điệu,... Từ đây, khi đã cải thiện sức khỏe, bạn có thể hình thành được thói quen bổ ích, thậm chí là giúp đỡ người thân, bạn bè, cộng đồng nâng cao sức khỏe bằng cách biến sở thích tập luyện thành một công việc phục vụ đời sống (như huấn luyện viên thể dục, blogger chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề sức khỏe chẳng hạn).


2. Vạch ra mục tiêu rõ ràng:

Đề ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp quá trình trải nghiệm “Work-Life Blend” của bạn đi đúng hướng mà bản thân mong muốn. (Ảnh: Unsplash)

Đề ra mục tiêu rõ ràng sẽ giúp quá trình trải nghiệm “Work-Life Blend” của bạn đi đúng hướng mà bản thân mong muốn. (Ảnh: Unsplash)



Sau khi xác định ưu tiên mình cần thì việc kế tiếp quan trọng không kém chính là vạch ra mục tiêu rõ ràng bao gồm: lập kế hoạch duy trì, thay đổi bản thân để phù hợp với ưu tiên, học hỏi, kết nối, lên ý tưởng các bước nhằm thực hiện ưu tiên hiệu quả hơn. Ví dụ: bạn mong muốn làm YouTuber về du lịch Hàn Quốc thì trước hết bạn cần sở hữu những kiến thức nhất định liên quan tới các địa điểm du lịch ở đất nước này (nếu có điều kiện, hãy trực tiếp trải nghiệm thực tế để xây dựng kênh YouTube hấp dẫn, thu hút), đồng thời nên trau dồi thêm cách hành văn dẫn dắt, thuyết minh cho người xem trên mỗi video, tiếp cận tương tác người xem, lên lịch đăng tải nội dung,...; mặt khác, kết nối, học hỏi các YouTuber chung sở thích sẽ làm kênh của bạn thêm phong phú, đa dạng.


3. Luôn linh hoạt:

Linh hoạt xoay trở ưu tiên tùy thời điểm là kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả “Work-Life Blend” trong xã hội hiện đại, đặc biệt là sau khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. (Ảnh: Unsplash)

Linh hoạt xoay trở ưu tiên tùy thời điểm là kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả “Work-Life Blend” trong xã hội hiện đại, đặc biệt là sau khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra. (Ảnh: Unsplash)



Đôi lúc, giữ cho ưu tiên đã xác định theo một hướng đi thực sự khá khó kiểm soát. Do vậy, nhanh nhẹn xoay trở linh hoạt tùy thời điểm nhằm tìm kiếm phương pháp hoạt động cho ưu tiên là kỹ năng rất cần thiết khi thực hành “Work-Life Blend” trong xã hội hiện đại. Ví dụ: bạn là một blogger du lịch, tuy nhiên đại dịch Covid-19 khiến một số địa điểm bạn dự định thăm quan gặp khó khăn do các quy định cách ly, hạn chế. Lúc này, điều bạn có thể “linh hoạt” là với những thước phim từng quay được ở các địa điểm ấy trước dịch hoặc kiến thức bạn thu thập qua sách vở, báo chí hay do nguồn tin liên hệ từ xa, kết hợp cách edit video, bài viết khéo léo, chèn thêm điều mới lạ sao cho thật thú vị, bạn vẫn có khả năng thu hút lượng người xem lý tưởng mà bản thân không ngờ tới.

“Work-Life Blend” tạo ra ý nghĩa hài hòa hơn vì nó hướng con người chú trọng, quan tâm tới chất lượng cuộc sống, thay thế khái niệm chỉ lo lắng giữ “cân bằng” của “Work-Life Balance”. “Work-Life Blend” ngày nay đã mở rộng tầm ảnh hưởng sang những nước khác ngoài Hàn Quốc (trong đó có Việt Nam, ví dụ tiêu biểu như việc kết hợp nhận làm tự do để thỏa mãn sở thích du lịch, hay “bỏ phố về quê” kết hợp vai trò blogger giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tự sản xuất chẳng hạn).

Ngày càng nhiều người trẻ gen MZ thành thạo và cảm thấy hài lòng trước lĩnh vực chuyên môn của họ. Vì vậy, mong muốn “pha trộn”, làm mờ đi ranh giới giữa 2 yếu tố “Work – Life” trở nên thiết thực, bởi công việc không còn đơn thuần là “hoạt động giúp họ kiếm tiền” nữa mà nó cần hình thành nên giá trị cuộc sống, đồng thời là phương diện hỗ trợ xây dựng nhận thức, sự nghiệp dựa trên đam mê, sở thích. Nghe có vẻ nghịch lý vì 2 yếu tố này như 2 thái cực trái ngược. Tuy thế, sự lựa chọn quyết định vẫn nằm ở phía con người chúng ta mà thôi.

hrhr@korea.kr

* Bài viết này đã được viết bởi một phóng viên danh dự của Korea.net. Đoàn phóng viên danh dự chúng tôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới, và họ luôn nỗ lực để chia sẻ tình yêu và lòng nhiệt huyết đối với tất cả mọi thứ của Hàn Quốc với Korea.net.