Góc nhìn chuyên gia

29.01.2014

Henry Evan Murchinson James người Anh-từng là quan chức chính phủ Ấn Độ đã có chuyến đi tới Trung Quốc trong 2 năm kì nghỉ của mình từ năm 1886 đến năm 1887. Ông đã cùng với sĩ quan người Anh trẻ tuổi Francis Younghusband và nhà ngoại giao Anh tại Trung Quốc Harry English Fulford đã quyết định thám hiểm Mãn Châu và có chuyến du lịch núi Bạch Đầu hay còn được gọi là núi Trường Bạch. Tài liệu về núi Bạch Đầu mà họ có được khi đó chỉ là cuốn 2 của 'Journeys in North China, Manchuria, and Eastern Mongolia With Some Account of Corea' (Hành trình Mãn Châu phía Bắc Trung Quốc, ghi chép về miền Đông Mãu Châu và Hàn Quốc) tác phẩm của Alexander Williamson được xuất bản tại London năm 1870.

Trong cuốn sách này có viết "Núi Bạch Đầu-dãy núi lớn nhất có đỉnh cao nhất nằm ở phía Đông Nam Cát Lâm(吉林). Chiều cao của đỉnh đạt từ 10000ft đến 12000ft quanh năm bao phủ bởi tuyết". Williamson đã trích dẫn bản báo cáo của Lãnh sự T. T. Meadows tại Dinh Khẩu, Trung Quốc trong tác phẩm của mình. "Mãn Châu là một khu vực rộng lớn có núi trùng điệp và nguồn tài nguyên nước phong phú, một bộ phận lớn vẫn được rừng bao phủ. Dãy núi chính là núi Trường Bạch, phía Nam trải dài về phía đầu nguồn được chia thành các nhánh sông Đồ Môn(豆滿江), sông Liêu Hạ(遼河江), sông Áp Lục(鴨綠江),...phía Bắc liên kết với sông Tùng Hoa(松花江), sông Hắc Long Giang(黑龙江, Amur River) và các nhánh phía Đông của hai sông là sông Mẫu Đơn(牧丹江), sông Ussuri(乌苏里江)".

A large crater lake, called Heaven Lake, is in the caldera atop Baekdusan Mountain (Photo: Yonhap News)

Hồ Thiên Trì núi Bạch Đầu (Ảnh: Yonhap News)


Họ xuất phát tại Trung Quốc, từ Thẩm Dương(瀋陽) thời đó được gọi là Mukden đi xuống phía Nam và sau khi đến sông Áp Lục thì quay ngược trở lại phía thượng lưu. Tuy nhiên vì địa hình hiểm trở, họ đã gặp phải khó khăn để đến được vùng thượng lưu. Trải qua chuyến du lịch khổ cực vượt qua những đầm lầy cùng vùng ẩm ướt trong thời gian dài, họ đã bắt đầu leo lên ngọn núi phía Bắc của núi Bạch Đầu giống như nhiều khách du lịch Hàn Quốc. Thời đó rất nhiều người Hán đã di cư đến vùng Mãn Châu. Họ cũng đã gặp một số người Hàn Quốc. Hướng dẫn viên người Trung Quốc bản địa nói với họ rằng nội dung cuốn sách bị sai và cho rằng không có đỉnh núi nào bị bao phủ bởi tuyết và chỉ có núi Lão Bạch(老百山) mà thôi.

Williamson đã ghi chép lại như sau. "Chúng tôi đã đặt chân đến vùng cỏ xanh rộng lớn và tươi tốt. Những loài hoa mà chúng tôi biết đang nở rộ với nhiều sắc màu. Hoa diên vĩ màu xanh lam, hoa loa kèn màu cam đẹp đẽ, chi hoa hiên màu vàng tỏa hương thơm ngọt ngào, hoa mao lương lớn màu vàng cam, khóm hoa ô đầu màu tím trông thật thích mắt. Đi qua khỏi nơi đẹp đẽ như công viên này là những cây họ thông mọc ở khắp mọi nơi. Đất được bao phủ bởi rêu và cây long đàm màu xanh nước biển có ở khắp bốn phương. Hoa Aquilegia màu tím nhạt, hoa lan màu trắng và đỏ cùng nhiều loài hoa khác đang nở rực rỡ. Và ngọn đồi với rừng hoa đỗ quyên nhỏ màu vàng giống như ngọc ngà châu báu đẹp hơn bất cứ thứ gì".

Phải đến lúc đó họ mới nhận ra rằng tại sao ngọn núi này lại được gọi là ngọn núi 'trắng'. "Sườn núi dốc đứng đang tỏa ánh tráng trắng muốt. Tuyết chỉ còn lại giữa những kẽ hở của sườn núi. Ngọn núi có màu trắng không phải vì tuyết mà do những viên ngọc thành từng mảnh đẫm nước. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được đỉnh núi và có thể nhìn ngắm lưng núi. A! Chúng tôi đang đứng ở vách đá nơi bao quanh ngọn núi lửa. Chúng tôi phát hiện ra một cái hồ đẹp đẽ phía dưới khoảng 100m. Đây là hồ trong nhất và phản chiếu màu xanh nước biển sâu thẳm, mặc cho những cơn gió bất chợt thổi trên bầu trời, mặt hồ vẫn phẳng lặng giống như hồ Leman của Thụy Sĩ vậy. Những đỉnh núi kì ảo đang bao quanh đỉnh núi Bạch Đầu giống hình vương miện đang phản chiếu xuống mặt hồ và khung cảnh ấy thật là một cảnh tượng hùng vĩ".

James và Fulford định xuống nước nhưng nó quá dốc. Younghusband đã lên đến tận đỉnh núi cao nhất. Thời tiết cuối tháng 7 rất trong xanh có thể nhìn thấy bốn phương đến nơi rất xa. Và xung quanh không có ngọn núi nào cao hơn.

Brother Anthony

Tu sĩ Anthony


Đến khi trở về nhà, họ mới phát hiện ra bản ghi chép có từ lâu đời hơn rất nhiều về hồ này (hồ Thiên Trì núi Bạch Đầu). Jean-Baptiste Régis (1664-1738) sinh ra ở Pháp là một tu sĩ giáo hội Jesu có kiến thức sâu rộng đã tới Trung Quốc. Ông-từng là một chuyên gia về bản đồ lần đầu tiên mang trong mình nhiệm vụ ㅣlàm ra bản đồ Hàn Quốc và Trung Quốc một cách khoa học. Ông đã thám hiểm Mãn Châu cùng với tu sĩ giáo hội Jesu. Jean-Baptiste Du Halde (1674–1743) đã thu thập và biên tập tại Paris tất cả các tài liệu mà những người truyền đạo của giáo hội Jesu Pháp tại Trung Quốc gửi tới. Năm 1739 ông đã cho phát hành 'Trung Quốc địa' gồm 4 cuốn. Cùng năm đó 'Trung Quốc địa' đã được phát hành phiên bản tiếng Anh với tiêu đề 'The General History of China'.

Trong bản tiếng Anh của 'Trung Quốc địa' James đã phát hiện thấy ghi chép về 'núi Bạch Đầu'. "Là nơi bắt nguồn của sông Tùng Hoa, đây là núi nổi tiếng nhất ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Nó cao hơn bất cứ khu vực nào khác và có thể nhìn thấy đến tận nơi rất xa. Một phần của ngọn núi này được bao phủ bởi cây và đá cuội trắng muốt. Như các bạn thấy cái làm nên màu trắng cho ngọn núi không phải do tuyết như những người Trung Quốc từng nghĩ. Hơn thế nữa, sự thật là vào mùa hè ở đây hoàn toàn không có tuyết. Trên đỉnh của ngọn núi này có 5 mỏm đá trông giống như những kim tự tháp cao bị rạn nứt. Lớp sương và hơi nước đọng lại xung quanh những mỏm đá này. Dòng chảy của hồ nước sâu nằm trong vùng trung tâm chảy ra đến sông Tùng Hoa".

Francis Younghusband đã trở thành một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng thời đó và được công nhận công lao và được phong cấp. Năm 1896 ông đã viết cuốn 'Trung tâm của đại lục: Lữ hành kí Mãn Châu, sa mạc Gobi, dãy núi Himalayas, cao nguyên Pamirs và Chritral, 1884-1894) dựa trên nền tảng những cuộc thám hiểm của mình. Trong đó chứa những câu chuyện về nhiều nơi mà ông đã đi thám hiểm bao gồm núi Bạch Đầu.

Chủ tịch Hội Hoàng gia Châu Á tu sĩ Anthony (An Sun Jae)

Phát hiện của Hàn Quốc cùng với Hội Hoàng gia Châu Á
[ Hội hoàng gia Châu Á được thành lập vào những năm 1900 (www.raskb.com) là một đoàn thể dành cho người Hàn Quốc và người nước ngoài muốn tích lũy và chia sẻ những kiến thức sâu hơn về sinh hoạt, văn hóa, lịch sử của Hàn Quốc bằng tiếng Anh.]