Jun Bong-Geun Giáo sư, Học viện Ngoại giao Quốc gia Hàn Quốc
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên ở Hà Nội không đạt được kết quả nào trong việc thực hiện phi hạt nhân hóa, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên Kim Jong Un thông qua phiên họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao ngày 12/4 cho rằng Triều Tiên có ý định sẽ tổ chức hội nghị với Mỹ lần thứ 3 trong năm nay nếu Mỹ tìm được một phương pháp có thể chia sẻ với Triều Tiên với thái độ đúng đắn.
Về phát biểu này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói trên Twitter: “Tôi cũng đồng ý về ý định tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 3 của Chủ tịch Kim”, và đồng thời bày tỏ khả năng hai nhà lãnh đạo sẽ có một buổi gặp mặt một lần nữa.
Tuy nhiên, hầu như mọi chuyên gia đang duy trì thái độ mang tính bi quan về việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 3. Lý do lớn nhất là vì có những điểm khác biệt giữa biện pháp phi hạt nhân hóa được Mỹ yêu cầu và biện pháp vừa ý của Triều Tiên. Và khả năng hai nhà lãnh đạo sẽ có hội nghị thượng đỉnh cũng rất thấp trong điều kiện không đảm bảo kết quả về mặt ngoại giao và chính trị.
Vậy thì có cách giải quyết nào trong tình hình này?
Càng tình hình càng phức tạp và khó khăn, chúng ta cần thiết tập trung vào vấn đề cơ bản. Nhiều học giả đã nghiên cứu bối cảnh một nhà nước vũ trang hạt nhân, và kết luận rằng tổng 4 nguyên nhân như sự đảm bảo an ninh, chính trị trong nước, uy tín quốc tế cũng như sự quyết định của nhà lãnh đạo đã gây ảnh hưởng lớn về bối cảnh đó. Họ cũng phân tích rằng việc bỏ lỡ vũ khi hạt nhân đã xảy ra do 4 nguyên nhân này.
Trong đó có điều quan trọng nhất là điều kiện an ninh. Ngay sau khi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có hiệu lực từ năm 1970, việc vũ trang hạt nhân đã bị cấm một cách toàn diện. Nước nghiên cứu vũ khí hạt nhân mới sẽ bị chỉ trích là một nước kém. Do đó, luôn bị tẩy chay trong cộng đồng quốc tế và phải chịu các áp lực của lệnh trừng phạt mức cao.
Thế nhưng, những quốc gia được ảnh hưởng do sự đe dọa lớn về mặt an ninh vẫn có lập trường chịu đựng các yếu tố nguy hiểm trong việc phát triển vũ khi hạt nhân. Triều Tiên cũng là một trong những nước như vậy. Do sự sụp đổ của phe Đảng cộng sản, Triều Tiên đã gặp phải vấn đề an toàn và kinh tế. Cả 2 nước như Hàn Quốc và Mỹ được Triều Tiên coi là kẻ thù, trong đó Hàn Quốc có năng lực kinh tế gấp 50 lần và Mỹ là cường quốc xuất sắc nhất về mặt quân sự trên toàn cầu.
Đây chính là một nội dung trả lời đúng đối với việc không thể đưa ra kết quả nào trong quá khứ về các thảo thuận phi hạt nhân hóa của Triều Tiên. Lý do đó là vì Triều Tiên chưa xóa bỏ được sự căng thẳng về an ninh dựa vào cuộc sống cơ bản.
Trong chuyến thăm tới Triều Tiên vào tháng 3 năm 2018, Chánh văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-young đã lấy thông điệp của Chủ tịch Kim có nội dung như: “Nếu các uy hiếp về mặt quân sự đối với Triều Tiên được giải tỏa và vấn đề an toàn được đảm bảo thì miền Bắc không có lý do nào để sở hữu vũ khí hạt nhân”. Theo thông điệp đó, chúng ta có thể dự đoán Chủ tịch Kim cũng đã nhận thức rõ ràng về nguyên nhân quan trọng của việc vũ trang hạt nhân và bỏ vũ khi hạt nhân.
Vì thế, tôi nghĩ rằng việc hai nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề an ninh- một nguyên nhân vũ trang hạt nhân là một trong những điều bắt buộc quan trọng nhất tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều kỳ sau để thực hiện phi hạt nhân hóa một cách hoàn toàn. Theo ý kiến của mình thì các phương án dưới đây sẽ có thể trở thành các cách giải quyết.
Đầu tiên, chúng ta nên tái xác nhận phương châm mang tên “3-No (Đừng làm 3 cái)” và “4-No (Đừng làm 4 cái)”. Phương châm “3-No” có ý phản bác về việc Triều Tiên sụp đổ, thống nhất áp đặt và thống nhất mang tính nhân tạo. Còn lại, “4-No” thì có ý định phản đối về việc thay đổi chính quyền, sụp đổ thể chế, tăng tốc để thống nhất và lực lượng Mỹ thâm nhập vào Triều Tiên.
Thứ 2, cả hai miền Triều Tiên cần ký “Hiệp ước song phương cơ bản” để đảm bảo việc không xâm lược và không can thiệp lẫn nhau trong tương lai. Thỏa thuận này sẽ làm ổn định các mối quan hệ liên Triều như Hiệp ước cơ bản được ký vào năm 1972 giữa Đông và Tây Đức- một hiệp ước mà cả hai bên của nước Đức đều công nhận nhau là các quốc gia có chủ quyền.
Thứ 3, Triều Tiên và Mỹ nên nhanh chóng bắt đầu các cuộc đàm phán để thiết lập quan hệ ngoại giao mới nhất theo tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo ở Singapore. Điều này sẽ giúp trong việc Mỹ tái xác nhận ý định từ bỏ chính sách thù địch và không gây hấn đối với Triều Tiên theo sự yêu cầu phía miền Bắc sau này.
Các biện pháp đó sẽ củng cố mối quan hệ giữa cả hai miền Triều Tiên cũng như mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên, đồng thời có thể giải tỏa bầu không khí thù địch. Việc thực hiện phi hạt nhân hóa của Triều Tiên cũng cần phải tuân theo sau này. Nếu làm như vậy thì sẽ tăng tiềm năng thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 3, và đây sẽ đóng vao trò là một bước đi tích cực hướng tới mục tiêu xây dựng chế độ hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Hàn mà không có vũ khí hạt nhân.