Con người

18.12.2014

세브란스 병원 국제진료센터의 인요한 소장. 이 진료센터는 외국인 환자를 위한 각종 의료서비스를 제공한다. 인 소장은 이곳의 총 책임자이다.

Giám đốc John Linton của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe quốc tế tại bệnh viện Severance nở nụ cười trong văn phòng của mình. Ông chịu trách nhiệm điều hành các trung tâm cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân người nước ngoài. 

Vị bác sĩ nước ngoài nói tiếng Hàn Quốc với giọng địa phương Jeolla-do (tỉnh Jeolla). Ông là John Linton, một bác sĩ y khoa và là giám đốc của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe quốc tế gồm 40 nhân viên và 70 bác sĩ nội trú tại bệnh viện Severance, một phần của Trường Y Đại học Yonsei ở Seoul. 

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, người ta đã có thể dễ dàng nhận ra Giáo sư In Yohan (tên Hàn Quốc của giáo sư Jonh Linton) không phải là người Hàn Quốc. Tuy nhiên, sâu trong lòng ông là một tình yêu sâu đậm dành cho đất nước này hơn bất cứ ai. Điều này bắt nguồn từ tổ tiên của ông, những người đã sống ở Hàn Quốc hơn 100 năm trước đây.


아래 줄 왼쪽 아이를 안고 있는 사람은 유진 벨, 윗줄 가운데 모자를 쓰고 서 있는 사람이 알렌이다. 이 두 사람은 미국 북장로교와 남장로교의 대표로 한국에서 선교활동을 펼쳤다. (사진: 인요한 교수 제공)

Eugene Bell (1868-1925) ngồi hàng dưới và bế một đứa bé cùng với Horace Newton Allen (1858-1932), trung tâm ở hàng thứ hai. Họ là hai nhà truyền giáo người Mỹ phụ trách các công việc truyền giáo ở phía bắc và phía nam của Hàn Quốc vào những năm cuối thế kỷ 18 thay mặt cho mièn Bắc và miền Nam Nhà thờ Presbyterian. (Ảnh: John Linton)

인요한 교수의 모친 로이스 린튼(왼쪽, 한국어 이름 인애자)과 부친 휴 린튼(오른쪽, 한국이름 인휴). 인요한 교수는 이 부부의 여섯째 아들로 태어났다. (사진: 인요한 교수 제공)

Cha mẹ John Linton. (Bên trái) Lois Linton, tên Hàn Quốc là In Aeja, và Hugh Linton, còn được gọi là In Hyu. John Linton là con thứ sáu của họ. (Ảnh: John Linton)

Tổ tiên của John Linton có mối nhân duyên sâu sắc với Hàn Quốc thông qua bốn thế hệ trong suốt 119 năm.
Ông cố ngoại của ông, Eugene Bell (1868-1925) là một nhà truyền giáo, người đã tiến hành các hoạt động truyền giáo ở vùng phía nam của Hàn Quốc, bao gồm cả Jeolla-do (tỉnh Jeolla), kể từ khi ông chuyển từ Mỹ đến Hàn Quốc vào năm 1895. Ông nội John Linton, William Linton, là con rể của Eugene Bell.  Những hậu duệ của gia đình Bell và Linton tiếp tục công việc truyền giáo của họ ở Hàn Quốc, xây dựng cơ sở giáo dục như Đại học Daejeon, Viện đại học Thần học Honam và các trung tâm y tế, giúp đỡ chăm sóc những người bị bệnh lao, bệnh Hansen và giúp đỡ những người hàng xóm khó khăn. Họ cũng trải qua những thăng trầm của lịch sử như nghèo đói, chiến tranh, sự cai trị của phát xít Nhật như những người sống xung quanh họ.


인요한 교수의 자서전 ‘내 고향은 전라도, 내 영혼은 한국인’ (2006) 표지.

Trang bìa cuốn tự truyện của John Linton "Quê hương của tôi là Jeolla-do, tâm hồn tôi là Hàn Quốc," (2006).

Có thể thấy rõ tình yêu của giáo sư John Linton thông qua nhan đề cuốn tự truyện của ông "Quê hương tôi là Jeolla-do, tâm hồn tôi là Hàn Quốc" (2006). Trong cuốn sách, ông nói: "Người Hàn quốc rất có tinh thần lạc quan, họ luôn cố gắng làm cho cuộc sống trở nên vui vẻ, hạnh phúc, ngay cả khi họ phải trải qua những thời kì khó khăn. Tôi tự hào khi có khí chất đó chảy trong huyết quản. 80% nuôi tôi lớn lên là tình cảm ấm áp của người dân Hàn Quốc ở khắp nơi". Còn về lí do tại sao trở thành bác sĩ, ông nói: "Trên con đường mà không có nhiều người lựa chọn, tôi muốn thực hiện mọi nỗ lực để giúp đỡ những người xung quanh khi gặp hó khăn bằng tất cả tài năng và kĩ thuật của mình. Đó là số phận của tôi, con trai của một nhà truyền giáo, và đó cũng là cách để tôi có thể đáp lại tình yêu mà Hàn Quốc đã dành cho mình". 

Cùng với anh trai Stephen Linton và những người hậu duệ khác của Eugene Bell, giáo sư John Linton đã thành lập Quỹ Eugene Bell ở Mỹ vào năm 1995 và ở Hàn Quốc vào năm 2000 để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên. Tháng 11 năm 2000, Quỹ Eugene Bell đã có chuyến thăm Triều Tiên trong khoảng ba tuần và đã đồng ý với chính quyền Triều Tiên sẽ tiến hành xây dựng ba tòa nhà bệnh viện điều trị cho bệnh nhân lao ở Bình Nhưỡng. Giáo sư John Linton đã đến thăm Triều Tiên hơn 29 lần và ông luôn chú trọng việc hỗ trợ nhân đạo cho quốc gia này. Hồi đầu tháng vừa qua, đúng dịp kỉ niệm 66 năm Tuyên bố Nhân quyền thế giới, ông đã nhận được Chính phủ Hàn Quốc trao Giải thưởng Nhân quyền vì những đóng góp to lớn để bảo vệ quyền con người. 

인요한 교수(오른쪽)는 지난 10일 제66주년 ‘세계인권선언의 날’ 기념식에서 국가인권위원회 위원장으로부터 대한민국 인권상 근정훈장을 받았다. (사진: 연합뉴스)

Giáo sư In Yohan (bên phải) nhận Giải thưởng Nhân quyền của Hàn Quốc từ Chủ tịch Hyun Byung-chul của Ủy ban Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc vào tháng 10. (Ảnh: Yonhap News)


유년기를 보낸 고향 순천을 떠올리며 미소짓고 있는 인요한 교수. 그는 순천에서 보낸 시간을 가장 소중하게 생각하고 있다.

John Linton mỉm cười trong khi nhớ lại thời thơ ấu ông đã trải qua ở quê nhà Suncheon ở Jeollanam-do (tỉnh Nam Jeolla). Ông luôn trân trọng những kỷ niệm của mình về Suncheon.

Giáo sư In Yohan đã có những chia sẻ chân thực về cuộc sống của 4 thế hệ gia tộc ông ở Hàn Quốc, về những đóng góp nhân đạo và hoạt động xã hội ở quốc gia này. 

- Xin chào Giáo sư. Ông nói tiếng Hàn Quốc với phương ngữ địa phương của vùng Jeolla, mà giới trẻ Hàn Quốc có thể thấy khó hiểu. Vậy là một người Hàn Quốc, tỉnh Jeolla có ý nghĩa như thế nào đối với ông?
Tất cả bắt đầu 119 năm trước khi nhà truyền giáo Eugene Bell đến Hàn Quốc thông qua Cảng Jemulpo. Kể từ đó bốn thế hệ của gia đình tôi đã hun đúc một mối quan hệ sâu sắc với đất nước này. Vào cuối thời Joseon (1392-1910), các nhà truyền giáo người Mỹ của cả hai nhà thờ miền Bắc và miền Nam Presbyterian đã tiến hành các hoạt động truyền giáo ở phía bắc và phía nam của Hàn Quốc. Bà tôi, người đã được sinh ra ở Mokpo, tỉnh Nam Jeolla, đã dành một tình cảm thực sự mãnh liệt cho khu vực. Tôi sinh ra ở Suncheon. Đối với tôi, Suncheon giống như là trung tâm của vũ trụ vậy. 
- Tổ tiên của ông phải chịu đựng tất cả khó khăn trên bán đảo Triều Tiên, nơi mà người dân chỉ có thể cố gắng xoay sở để sống với thực phẩm thô và thực sự vất vả. Một số trong số họ thậm chí đã qua đời vì bệnh dịch và các bệnh truyền nhiễm. Ông nghĩ điều gì đã khiến họ chấp nhận trải qua những khó khăn như vậy trong hơn 100 năm?
Tôi tin rằng tỉnh Jeolla đã chấp nhận chúng tôi. Mọi người ở đây đối xử với chúng tôi bình đẳng như những người bản địa khác. Trên thực tế, tổ tiên tôi đã vô cùng khó khăn để sinh sống được ở Hàn Quốc khi đây là lần đầu tiên họ đặt chân đến một đất nước mới với môi trường xung quanh thiếu thốn, nguồn cung cấp nhu yếu phẩm nghèo nàn và các bệnh đặc hữu địa phương. Bà cố của tôi đã chết trẻ ở độ tuổi 30 vì một căn bệnh đặc hữu.
Năm 2009 khi tôi tham dự một cuộc họp tại Aeyangwon để xây dựng phòng thờ, bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng cho người bị bệnh phong ở Yeosu, các bệnh nhân đã bày tỏ lời cảm ơn đối với tôi. Tôi nói với họ, "Tôi cảm ơn các bạn đã mở cửa trái tim mình để chúng tôi có thể giúp các bạn." Thực ra, tôi còn nợ Hàn Quốc rất nhiều. Tôi cũng trân trọng Chứng minh nhân dân mà vài năm trước Chính phủ Hàn Quốc cấp cho tôi với tư cách là một công dân nhập tịch đặc biệt.
- Tranh cãi đã nổ ra trong các cơ sở phục hồi sức khoẻ cho các nhà truyền giáo trên núi Jirisan một vài năm trước đây. Ông không cảm thấy hối hận hay khó chịu khi chịu sự bất công ở xã hội Hàn Quốc?
Đã có một thời gian tôi cảm thấy thực sự bị tổn thương và thất vọng về Hàn Quốc. Một số người chỉ trích chúng tôi gây tổn hại thiên nhiên, nhưng thực tế không phải vậy.
Nhiều thiết bị, phương tiện đã được các nhà truyền giáo sử dụng trong những năm đầu thập niên 1900. Họ ở đó từ tháng Sáu đến tháng Chín khi mà bệnh dịch đang lây lan nghiêm trọng. Họ ở tại đỉnh núi Nogodan, nơi miễn nhiễm với virus và bệnh dịch để dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài và dịch Kinh Thánh sang tiếng Hàn Quốc cho các hoạt động truyền giáo. William D. Reynonds, Jr. (1867 - 1951), một nhà truyền giáo và ngôn ngữ học, đã dịch kinh thánh sang tiếng Hàn Quốc và thiết lập hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ Hàn Quốc.
Tôi thật sự rất buồn, cảm thấy bị tổn thương và có ý định sẽ rời bán đảo này, nhưng tôi lại thực sự không muốn rời khỏi Hàn Quốc. Vì vậy, tôi nghĩ hay là đi ra nước ngoài nơi có nhiều người Hàn Quốc sinh sống, nhưng cuối cùng tôi lại không muốn rời khỏi đây.
-Ông nghĩ như thế nào về điểm mạnh và điểm yếu của đất nước cũng như con người Hàn Quốc? Theo quan điểm của ông, vấn đề của họ là gì ?
Hàn Quốc là một đất nước mạnh mẽ khi đối mặt với khó khăn. Tôi đánh giá cao khả năng kiểm soát khủng hoảng của quóc gia này. Tuy nhiên, người Hàn Quốc luôn cố gắng để giải quyết các vấn đề trong "giờ thứ 25". Khi khủng hoảng xảy ra, họ không muốn giải quyết nó ngay lập tức. Họ cũng có xu hướng để xử lý vấn đề này vào phút cuối cùng một cách đầy kịch tính. Đây là một đặc điểm rất thú vị.
Người Hàn Quốc cũng theo đuổi cả các giá trị của phương Tây đứng ra riêng và của phương Đông, trong đó nhấn mạnh một cảm giác thân thuộc như là một phần của một nhóm. Họ rất nhiệt tình để đạt được tất cả mọi thứ trong cả hai bàn tay của họ.
인요한 교수는 남북 관계에서 남과 북 모두가 변해야 한다며 특히 상대적으로 여유가 있는 남쪽부터 마음을 열 것을 강조했다.

Giáo sư In Yohan nói rằng cả hai miền Triều Tiên cần phải thay đổi để cải thiện mối quan hệ liên Triều . Ông nhấn mạnh rằng Hàn Quốc cần mở rộng trái tim của mình, giúp đỡ và chia sẻ với Triều Tiên. 

- Ngoài các đóng góp về y tế, giáo sư có một sự hiện diện tích cực trong mối quan hệ liên Triều và các vấn đề xã hội khác. Sự quan tâm và tình cảm của ông đối với mối quan hệ liên Triều sâu sắc hơn so với bất cứ ai ở Hàn Quốc. Theo quan điểm của giáo sư, giải pháp lý tưởng cho các cấp chính quyền và nhân dân hai miền Triều Tiên là gì?

Thống nhất đất nước là điều ai ai cũng mong muốn. Tôi tin rằng cả hai miền Triều Tiên cần phải được thống nhất để khôi phục lại ý nghĩa thực sự của "bán đảo Triều Tiên." Đối với điều này, cả hai bên cần phải thay đổi, nhưng tôi hy vọng phía Hàn Quốc có thể thay đổi đầu tiên, vì họ có cơ sở thuận lợi cũng như điều kiện tốt hơn so với Triều Tiên.

Tôi cũng tin rằng chúng ta cần phải đối xử nồng nhiệt hơn với những người Triều Tiên thiểu số đến từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trong chính quyền của Tổng thống Roh Moo-hyun, tôi đã đề nghị với cựu Tổng thống Roh rằng Hàn Quốc nên chấp nhận người Triều Tiên thiểu số từ Trung Quốc bằng cách cung cấp giấy phép lao động và bảo hiểm y tế, bởi vì ấn tượng tốt đẹp của họ và kinh nghiệm của Hàn Quốc sẽ được chuyển cho gia đình và người thân của họ ở Bắc Triều Tiên. Có câu nói rằng "tiếng xấu đi vạn dặm" nhưng tôi tin những tin tức tốt còn đi nhanh hơn. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn muốn bắt một con bướm, bạn càng đuổi thì sẽ càng không bao giờ bắt được. Tuy nhiên, nếu bạn ngồi yên một chỗ, nó sẽ bay đến đậu trên vai bạn. Cũng như vậy, Hàn Quốc không cần làm gì nhiều mà những kinh nghiệm tốt trong ấn tượng về Hàn Quốc của nhừng người thiểu số sẽ được tự nhiên lan rộng khắp miền Bắc. Trong thực tế, các thủ tục xuất nhập cảnh cho người Triều Tiê thiểu số tại Trung Quốc gần đây đã được nới lỏng. Khi Hàn Quốc bày tỏ sự tiếp đón nồng nhiệt để họ có thể cảm thấy được, lời nói tốt đẹp của họ tự nhiên sẽ lan rộng, làm cho họ cảm thấy rằng, "Thời gian thống nhất đang đến gần."

- Một số người ở phe bảo thủ chỉ trích viện trợ cho Bắc Triều Tiên vô ích như là "đem muối bỏ biển." Vậy theo giáo sư, điểm quan trọng nhất trong việc cung cấp viện trợ cho miền Bắc là gì?
Thứ nhất, theo tôi việc nói viện trợ cho Triều Tiên là "đem muối bỏ biển" là sai hoàn toàn. Điều này là không bao giờ là "đem muối bỏ biển." Số tiền chúng tôi cung cấp cho miền Bắc là ít hơn 1/60 những gì Tây Đức cung cấp láng giềng phía đông của họ.
Tại Hàn Quốc, có khoảng 120 tấn lúa chất trong nhà kho và chính quyền đang cân nhắc để sử dụng chúng như thức ăn gia súc trong khi ở miền Bắc, mọi người đang chết đói. Tôi tin rằng để người dân chết đói là một hành động vi phạm nhân quyền. Cá nhân tôi hy vọng chúng ta có thể gửi một nửa trong số thóc gạo đang nằm kho đó, 60 tấn gạo cho miền Bắc. Tại sao lại không gửi cho họ?
Sáu hoặc bảy năm trước, khi chúng tôi cung cấp viện trợ nhân đạo cho Bắc Triều Tiên trên một quy mô lớn, tôi đã đi đến phía Bắc với bốn xe cứu thương và vật tư y tế trị giá 2 tỉ won. Tôi cảm thấy thật thành công khi có thể chia sẻ với miền Bắc. Tuy nhiên, khi tôi giao các vật tư y tế cho các bệnh viện tại bốn thành phố - Bình Nhưỡng, Wonsan, Hamheung và Cheongjin - tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé và trái tim tôi trở nên trĩu nặng hơn. Có khoảng 250 bệnh viện và hơn 60 cơ sở phục hồi chức năng cho bệnh nhân lao ở Triều Tiên. Điều đó có nghĩa là những gì tôi mang lại cho họ là quá nhỏ so với nhu cầu của ở đó. Tại một bãi biển sau ngày hôm đó, tôi  bốc một nắm cát và nói với người hướng dẫn ở Triều Tiên rằng: "Những gì tôi mang đến cho bạn còn ít hơn số cát này." Tôi đã khóc và các hướng dẫn viên đã an ủi tôi. Hãy suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra sau khi thống nhất đất nước. Hầu hết người Hàn Quốc đều được lợi. Hãy suy nghĩ những gì Bắc Triều Tiên sẽ cảm thấy khi họ đi về phía Nam, nhìn thấy chúng tôi. Tôi tin rằng chúng ta cần phải giúp họ trước khi nó trở nên quá muộn.
- Ông nói trong cuốn sách của mình rằng, "Tám mươi phần trăm những năm tháng đầu của tôi, khi tôi lớn lên, là những tình cảm ấm áp của người Hàn Quốc ở khắp mọi nơi." Vậy giáo sư có thể kể cho chúng tôi bất kỳ kỉ niệm đáng nhớ nào về tình cảm đặc biệt này không ?
Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi đã theo học tại Trường Quốc tế Taejon Christian. Trong ký túc xá, tôi gặp Choi Gi-ho, đàn anh lớn hơn tôi một tuổi. Một thứ bảy, tôi đến phòng của anh để mượn một số quần áo trước khi đi ra ngoài. Anh không có ở đó, nhưng tôi tìm thấy một bộ đồ rất đẹp. Tôi đẵ mặc nó và thậm chí đi cả giày của anh ra ngoài. Tôi đã rất vui vẻ nhưng sau đó chợt nhận ra tôi không để lại bất kì một lời nhắn nào về việc tôi mượn quần áo và giày. Tôi đã lo lắng rằng anh sẽ rất tức giận với tôi. Tuy nhiền khi tôi quay trở lại phòng, anh thậm chí còn mỉm cười với tôi và không bao giờ nổi giận. Tôi đã cảm thấy người bạn này quan tâm chăm sóc và dành tình cảm nhue thế nào cho mình. Ông có thể đã nghĩ rằng: " Bạn mặc quần áo của tôi. Không sao. Cứ tận hưởng thời gian vui vẻ đi." Và tôi nhận ra đây chính là tình cảm nồng nhiệt của người dân Hàn Quốc.

인요한 교수는 자신의 어린 시절을 회고하며 한국인들이 ‘온돌방의 도덕’을 회복해야 한다고 강조한다.

Giáo sư In Yohan nhớ lại thời thơ ấu của mình và nhấn mạnh rằng người Hàn Quốc cần khôi phục lại những giá trị truyền thống như là "Đạo đức của Ondolbang"

- Ông đã nhấn mạnh về "Đạo đức của Ondolbang" khi nhận được Giải thưởng Nhân quyền. Làm thế nào mà thời thơ ấu của ông giống như của một người Hàn Quốc, mặc dù ông không phải là người Hàn Quốc? 

Là con út trong sáu người con, tôi đã học được sự khôn ngoan, hiểu biết và đạo đức từ những người lớn trong căn phòng ondolbang. Bài học quan trọng nhất từ họ là những đức tính một người nên có. Họ nói với tôi rằng những lỗi lầm của người khác không thể biện minh cho hành vi xấu của tôi. Tôi tin rằng những bài học đó vẫn còn quan trọng cho đến tận ngày hôm nay.

- Có ai đóng vai trò lớn tại thời điểm quan trọng trong cuộc sống của ông? Nếu được chọn một ông sẽ lựa chọn ai là hình mẫu tấm gương đáng học hỏi?  
Đức Giám mục Son Yangwon (1902-1950) là một hình tượng đáng học tập. Ông đã từ chối đề nghị để trở thành một hiệu trưởng trường từ Kim Gu (1876-1949), tổng thống cuối cùng của chính phủ lâm thời Hàn Quốc. Ông không rời bỏ nhà thờ Aeyangwon và bệnh viện trú ngụ trong chiến tranh (1950-1953) của Hàn Quốc. Ông ở lại để bảo vệ các bệnh nhân bị bệnh phong. Ông đã mất hai con trai cho các lực lượng cộng sản, nhưng lại chấp nhận nuôi dưỡng những người đã giết con trai của ông như là con ruột. Sau này, ông đã bị bắn chết. Đối với tôi, Reverend Son là con người vĩ đại thứ hai sau Chúa Giêsu Kitô. Ông là người thầy của tôi và là tấm gương của tâm hồn tôi.  

- Ông có điều gì muốn thực hiện trong cuộc đời của mình? 
Khi tôi đến 65 tuổi, tôi muốn quay trở lại quê hương của tôi - Suncheon và dành phần đời còn lại ở đó. Suncheon là một thị trấn vô cùng xinh đẹp. Ngay cả Hưng Tuyên Đại Viện Quân (1820-1898), cha đẻ của vua và sau đó Hoàng đế Gojong (r. 1863-1907), cũng ca ngợi vẻ đẹp của nó khi ông viết "地 不如 順天," có nghĩa là "Không có nơi nào tốt hơn Suncheon". Suncheon là một nơi như vậy. Khi tôi về hưu, tôi muốn quay trở lại quê hương của mình.
- Đối với giáo sư, Hàn Quốc có ý nghĩa như thế nào? 
Tôi sẽ gói gọn nó trong một từ "jeong". Điều này có ý nghĩa rộng hơn và sâu hơn "tình yêu" đơn thuần mà người phương Tây hay nói, hay "tình yêu thế gian" giữa một người con trai và một người con gái. "Jeong" bao gồm cả những điểm yếu và điểm mạnh của mọi người. Nó làm cho con người tồn tại cùng nhau. Đối với tôi, Hàn Quốc đang thể hiện một tình cảm "Jeong" với chính nó.

Yun Sojeong - Korea.net
Ảnh: Jeon Hwan
arete@korea.kr