Khoa học - Công nghệ

24.07.2019

Xe taxi Banban, một ứng dụng kết nối các hành khách đi qua tuyến đường trùng dự kiến sẽ ra mắt trong tháng này và cung cấp dịch vụ tại một số khu vực được lựa chọn của thành phố Seoul. (Ảnh: iclickart)

Xe taxi Banban, một ứng dụng kết nối các hành khách đi qua tuyến đường trùng dự kiến sẽ ra mắt trong tháng này và cung cấp dịch vụ tại một số khu vực được lựa chọn của thành phố Seoul. (Ảnh: iclickart)



Seoul = Phóng viên Jung Joo-ri và Park Hye Ri

Cơ chế sandbox là một chế độ miễn hoặc gia hạn các quy định nhằm mục tiêu cung cấp các hàng hóa và dịch vụ không có sẵn do các quy tắc trước đây. Để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ mới, chính phủ Hàn Quốc đã thi hành cơ chế này từ ngày 17/1 năm nay và các dịch vụ được áp dụng cơ chế này có hiệu lực trong vòng 2 năm. Bài viết này nhằm tìm hiểu một vài thay đổi trong kết quả kể từ 6 tháng sau khi chính sách này được thực hiện.


Ga Gangnam và quận Jongno-gu- khu trung tâm nổi tiếng ở thành phố Seoul có một điểm chung là khó khăn lớn trong việc bắt xe taxi vào đêm khuya. Ở hai nơi này, bạn có thể thấy mọi người đứng bên lề đường để bắt taxi vào nửa đêm.

Để giải quyết vấn đề này, một ứng dụng đã xuất hiện gần đây, đó chính là xe taxi Banban. Xe taxi cung cấp các chuyến đi trong khoảng thời gian từ 10h tối đến 4 giờ sáng cho những hành khách đi qua tuyến đường trùng nhau ít nhất 70% và những người đi cùng nhau có thể bắt một chiếc taxi dễ hơn và cùng chịu phí tiền taxi.

Hơn nữa, các tài xế taxi nhận được tiền gọi từ cả 2 hành khách nên ứng dụng này mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Theo pháp luật hiện hành thì một chiếc taxi không thể đón thêm hành khách khác để kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, là một dự án của cơ chế sandbox, Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc vào ngày 11/7 vừa qua đã cho phép một công ty khởi nghiệp Kornatus khởi chạy ứng dụng này. Dịch vụ sẽ được bắt đầu cung cấp trong tháng này tại một số khu vực ở thành phố Seoul như: Gangnam-gu, Seocho-gu, Jongno-gu, Jung-gu, Mapo-gu, Yongsan-gu, Yeongdeungpo-gu, Guro-gu, Seongdong-gu, Gwangjin-gu , Dongjak-gu và Gwanak-gu.

Đây là nội thất của Wecook, một nhà bếp chung nằm ở quận Jongno-gu, thành phố Seoul. Theo mô hình dự án này, một số người có thể được phép sản xuất và nghiên cứu các thực phẩm ở một nơi. (Ảnh: Công ty Simple Project)

Đây là nội thất của Wecook, một nhà bếp chung nằm ở quận Jongno-gu, thành phố Seoul. Theo mô hình dự án này, một số người có thể được phép sản xuất và nghiên cứu các thực phẩm ở một nơi. (Ảnh: Công ty Simple Project)



“Nhà bếp chung”, một dự án nhiều đầu bếp có thể chia sẻ một nơi nhà bếp cũng được xuất hiện sau khi được phê duyệt dựa vào cơ chế sandbox. Mặc dù một địa điểm kinh doanh chỉ giới hạn một người được cấp phép kinh doanh hoạt động theo pháp luật hiện hành nhưng cơ chế sandbox cho phép một số người có thể cùng nhau chia sẻ một không gian để phát triển và sản xuất nhiều loại thực phẩm và dịch vụ.

Nhiều doanh nghiệp hiện cũng có thể bán thức ăn tại cùng một địa điểm. Liên quan đến dự án nhà bếp chung, một quán “Seoul Hope Night Cafe” đã chính thức mở cửa tại một trạm nghỉ ở thành phố Seoul vào ngày 20/6 vừa qua. Sau khi hết giờ bán hàng vào ban ngày, một người kinh doanh khác bán đồ ăn nhẹ và đồ uống từ 8h tối đến 12h sáng.

Cơ chế sandbox cũng đã dẫn đến sự xuất hiện của các công viên chủ đề thực tế ảo (VR), nơi cung cấp các mô phỏng cảm thấy vô cùng chân thực. Ngày 5/7 vừa qua, Công viên Kong VR đã mở 2 chi nhánh, một ở gần ga Gangnam tại thành phố seoul và một ở bãi biển Haeundae tại thành phố Busan. Dù vài ngày trước đây, hoạt động của mô phỏng chuyển động VR từng rất khó khăn do các quy định về điện và sóng điện từ nhưng mọi người có thể gặp các thiết bị hiện đại ở nơi này.

Một nguồn tin của công viên Kong VR đã cho biết: “Chúng tôi đã có thể dành ít thời gian và tiền bạc hơn cho việc chứng nhận các cơ sở và nội dung VR nhờ có cơ chế sandbox”.

Kể từ khi cơ chế sandbox có hiệu lực 6 tháng trước, tổng số 81 dự án kinh doanh đã nhận được phê duyệt theo các quy định. Một loạt các ngành công nghiệp như công nghệ tài chính (fintech), giao thông và y tế hiện đang hưởng lợi từ cơ chế này.

Các bộ phận và văn phòng chính phủ liên quan đã cho biết họ sẽ đẩy nhanh trong việc tạo ra các thiết chế nhằm mục tiêu quản lý các dự án trong tương lai với việc xây dựng các tiêu chuẩn cho chứng nhận và công nghệ.

Một chi nhánh của Công viên Kong VR- một công viên chủ đề thực thế ảo (VR) đã chính thức mở cửa gần ga Gangnam, thành phố Seoul vào ngày 5/7 vừa qua. (Ảnh: Motion Device)

Một chi nhánh của Công viên Kong VR- một công viên chủ đề thực thế ảo (VR) đã chính thức mở cửa gần ga Gangnam, thành phố Seoul vào ngày 5/7 vừa qua. (Ảnh: Motion Device)



etoilejr@korea.kr