Mông Dương, Phả Lại, Ô Môn, Quỳnh Lập... Đây là các khu vực công ty Hàn Quốc đã hoặc sẽ xây dựng nhà máy phát điện tại Việt Nam.
Các công ty xây dựng của Hàn Quốc đang tích cực tham gia vào việc giải quyết vấn đề cung ứng điện lực tại Việt Nam do phát triển kinh tế nhanh chóng.
Tháng 1 năm nay, công ty xây dựng Hyundai E&C đã hoàn thành dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 tại khu vực Mông Dương, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía Đông Bắc. Nhà máy điện này có thể cung cấp sản lượng điện hàng năm tới 6,5 tỷ kWh, đảm bảo cho 5,1 triệu người có thể sử dụng trong một năm.

Công ty xây dựng Hyundai E&C đã hoàn thành xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương của Việt Nam vào tháng 1/2016. Đây là nhà máy có thể cung cấp sản lượng tới 6,5 kWh hàng năm.
Công ty xây dựng Hyundai E&C nhận thầu dự án này vào năm 2011. Đây là dự án cấp nhà nước do chính phủ Việt Nam hỗ trợ nhằm giải quyết vấn đề thiếu điện. Công ty Hyundai đã hoàn thành công trình số 2 vào tháng 12/2015 và đã vận hành thử nghiệm nhà máy từ tháng 1 năm nay.
Điểm đáng lưu ý đó là đây là nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam sử dụng công nghệ lò hơi đốt than kiểu tầng sôi (CFBC). Công nghệ CFBC có thể tăng hiệu suất nhiệt dù sử dụng loại than có bitum chất lượng thấp, không như các nhà máy nhiệt điện khác yêu cầu than chất lượng cao. Việt Nam có lượng than Antracite dồi dào ở khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, phần lớn loại than này không thể dùng như than bụi, nguyên liệu của nhà máy nhiệt điện, bởi nó có quá ít ca-lo, một đơn vị đo nhiệt lượng. Các lò hơi CFBC có thể phá nhỏ than có bitum chất lượng thấp thành kích cỡ nhỏ hơn, từ 5-20 mm. Quy trình này có thể nâng cao hiệu suất nhiệt, nhờ vào hệ thống đốt cháy hoàn toàn được thiết kế để sử dụng loại than này và đốt cháy các than còn lại thêm nữa. Do cả không khí và đá vôi được đưa vào và đốt cháy
đồng thời, đây là công nghệ sản xuất điện thân thiện với môi trường, bởi nó có thể giảm thiểu việc thải ra các chất ô nhiễm như chất ni-tơ và chất chống ôxi hoá. 
Công ty xây dựng Hyundai E&C sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường tại Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương.
Công ty Hyundai E&C đã từng thực hiện xây dựng dự án Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại vào năm 1998, trước khi xây dựng Nhà máy Mông Dương. Khi đó, Hyundai chỉ chịu trách nhiệm thi công xây dựng. Thế nhưng với Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, Hyundai phụ trách toàn bộ quá trình, từ thiết kế đến thu mua và thi công.
Tại phường Mông Dương có một nhà máy khác là Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 2 do công ty xây dựng Doosan hoàn thiện vào tháng 10/2015. Trong 25 năm sắp tới, nhà máy điện này sẽ do được vận hành và quản lý chung bởi POSCO Energy (Hàn Quốc), Tập đoàn AES (Mỹ), China Investment Corporation (Trung Quốc). Nhà máy có công suất thô 1.120 MW, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường là công nghệ lò hơi đốt than phun.
Công ty POSCO Energy của hàn Quốc cũng sẽ xúc tiến xây dựng nhà máy nhiệt điện tại Quỳnh Lập, Nghệ An, Việt Nam. Để thực hiện dự án này, POSCO Energy và chính quyền tỉnh Nghệ An đã ký kết Biên bản ghi nhớ MOU về việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập 2 vào ngày 21/2 vừa qua. Đây là dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện công suất 1.200 MW tại Đặc khu Kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An, cách thủ đô Hà Nội 270 km về phía Nam. Dự án được thực hiện theo hình thức BOT do tư nhân đầu tư xây dựng và vận hành trong một thời gian, sau đó chuyển giao cho chính phủ Việt Nam.

Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn do công ty Daelim Industrial xây dựng. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm nay.
Công ty Daelim Industrial đã và đang thực hiện xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn tại tỉnh Cần Thơ, thuộc khu vực sông Mê Kông ở phía Nam Việt Nam. Từ tháng 8/2012, khi Daelim Industrial trúng thầu dự án, dự án được thực hiện theo hình thức nhà thầu liên doanh Daelim-Sojitz.
Dự án này đưa ra mục tiêu hoàn thành nhà máy phát điện sử dụng dầu và khí thiên nhiên với công suất 330 MW cho đến tháng 10/2016. Công ty Daelim chịu trách nhiệm thiết kế chi tiết và cung cấp, thi công xây dựng, vận hành thử một số thiết bị trọng tâm của nhà máy như lò hơi, khối nguồn.
Bài: Yoon So-jung, phóng viên Korea.net
arete@korea.kr