Kinh doanh

10.05.2023

 Hình ảnh chụp các container tại cảng container Sinseondae và cảng container Gamman ở thành phố Busan vào ngày 01/03/2023. (Ảnh: Yonhap News)

Hình ảnh chụp các container tại cảng container Sinseondae và cảng container Gamman ở thành phố Busan vào ngày 01/03/2023. (Ảnh: Yonhap News)



Bài viết từ Lee Jihae

Ngày 10/05, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) thông qua một số liệu thống kê tạm thời về cán cân thanh toán quốc tế tháng 03/2023 cho biết, cán cân vãng lai của Hàn Quốc vào tháng 3 năm nay đã ghi nhận mức thặng dư 270 triệu USD (khoảng 358,2 tỷ KRW).

So với mức thặng dư cùng kỳ năm ngoái là 6,77 tỷ USD thì mức thặng dư năm nay giảm khoảng 6,5 tỷ USD.

Cán cân vãng lai của nước này lần đầu tiên ghi nhận bị thâm hụt trong 2 tháng liên tiếp vào tháng 1 (4,21 tỷ USD) và tháng 2 (520 triệu USD) năm nay kể từ sau 11 năm, nhưng lại đạt được mức thặng dư khá ổn định vào tháng 3.

Tổng mức thâm hụt của cán cân vãng lai trong quý I/2023 là 4,46 tỷ USD, giảm 19,34 tỷ USD so với quý I/2022 (mức thặng dư 14,88 tỷ USD).

Việc cán cân vãng lai ghi nhận thặng dư trong tháng 3 là nhờ vào thặng dư của thặng dư cán cân thu nhập sơ cấp (thu nhập từ tiền lương, cổ tức, lãi; 3,65 tỷ USD). Ngoài cán cân thu nhập sơ cấp, cán cân thu nhập cổ tức ghi nhận thặng dư 3,15 tỷ USD do thu nhập từ cổ tức đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lên.

Đối với cán cân thu nhập sơ cấp, xu hướng thặng dư vẫn tiếp tục kể từ tháng 1 năm ngoái khi áp dụng chế độ loại trừ khỏi tổng thu nhập đối với kiều hối được tạo ra ở nước ngoài, mang lại lợi ích về thuế cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, cán cân hàng hóa và cán cân dịch vụ, hai mục chính tạo nên cán cân vãng lai vẫn tiếp tục thâm hụt.

Về cán cân hàng hóa đã bị thâm hụt 1,13 tỷ USD trong 6 tháng liên tiếp, so với một năm trước (5,57 tỷ USD) cán cân hàng hóa đã bị thâm hụt nặng 6,69 tỷ USD. Tuy nhiên, quy mô thâm hụt cũng đã giảm từ tháng 1 (7,32 tỷ USD), tháng được xem là ghi nhận mức thâm hụt lớn nhất kể từ khi số liệu thống kê được tổng hợp và tháng 2 (1,3 tỷ USD).

Xuất khẩu, một trong những ngành mũi nhọn của Hàn Quốc cũng không khấm khá hơn khi cùng chung thực trạng, mức kim ngạch đã giảm 12,6% (8,16 tỷ USD) xuống còn 56,4 tỷ USD so với năm 2022.

Do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu nên các sản phẩm xuất khẩu chính như chất bán dẫn (-33,8% dựa trên thông quan), sản phẩm hóa chất (-17,3%), sản phẩm dầu mỏ (-16,6%) và sản phẩm thép (-10,8%) đã bị đình trệ. Xét theo từng khu vực, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc (-33,4%), Đông Nam Á (-23,5%), Nhật Bản (-12,2%), Liên minh châu Âu (-1,2%) giảm. Tuy nhiên, ngành xuất khẩu xe hơi lại tăng 65,6% so với cùng kỳ vào năm ngoái.

Nguồn cung giảm cũng kéo theo nguồn cầu giảm, kim ngạch nhập khẩu đã giảm 2,5% (1,47 tỷ USD) so với năm ngoái xuống còn 57,52 tỷ USD.

Trong đó, nhập khẩu nguyên liệu thô đã giảm 10,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhóm nguyên liệu thô, tỷ lệ giảm của khí, sản phẩm xăng dầu và dầu thô lần lượt là 25,2%; 19,1% và 6,1%. Ngoài ra, nhập khẩu hàng sẵn có (-2,4%) như chất bán dẫn (-10,8%) và hàng tiêu dùng (-1,2%) như ngũ cốc (-17,3%), thiết bị gia dụng (-3,5%) cũng giảm.

Không chỉ dừng lại ở đó, cán cân dịch vụ cũng ghi nhận mức thâm hụt 1,9 tỷ USD. Từ việc thu được thặng dư 170 triệu USD vào tháng 3 năm ngoái, cán cân dịch vụ đã giảm 2,08 tỷ USD chỉ trong một năm. Cán cân dịch vụ đã bị thâm hụt nặng trong 11 tháng kể từ tháng 5 năm ngoái.

jihlee08@korea.kr