6 cuốn 'Tuyển tập lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc' tập hợp lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc.
Gần đây tuyển tập tập hợp lịch sử cùng những thăng trầm của thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc đã được xuất bản.
Đó chính là 'Tuyển tập lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc' do Công ty văn hóa KyungIn phát hành. Tuyển tập này là bản in ấn phục chế tập hợp khoảng 70 tài liệu liên quan tới thị trường mỹ thuật trong khoảng thời gian từ thập niên 1930 là thời kỳ đế quốc Nhật chiếm đóng đến thập niên sau giải phóng gồm các bản ghi chép bán đấu giá được in ấn trong thời gian này cũng như các ghi chép về triển lãm khác. Tuyển tập gồm 3,160 tấm ảnh đen trắng và 15,980 danh mục tác phẩm.
Tuyển tập gồm 6 cuốn, trong đó cuốn 1~4 là 'Ghi chép đấu giá thời kỳ đế quốc Nhật chiếm đóng', cuốn 5 là 'Ghi chép đấu giá thập niên 1950, sau giải phóng', cuối cùng là cuốn 6 với tiêu đề 'Giải thể, biên dịch, in màu'.
Trong cuốn 1 'Ghi chép đấu giá thời kỳ đế quốc Nhật chiếm đóng' nằm trong 'Tuyển tập lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc' tổng hợp ghi chép về gốm trắng Thanh hoa được mua với giá kỷ lục thời bấy giờ là 15,000 won (tương đương 4,5 tỉ won hiện tại) tại một phiên đấu giá (1906~1962) được tổ chức tại Câu lạc bộ mỹ thuật Kyungsung vào tháng 11 năm 1936.
Theo ghi chép của 'Tuyển tập lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc' bức tranh thủy mặc mang tên 'Tranh tự họa Danwon Kim Hong Do' đã được chuyên gia ở cuối triều đại Joseon Lee Byung Kik (1896~1973) mang ra bán đấu giá vào tháng 6 năm 1941. Bức tranh này hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng mỹ thuật Joseon, Bình Nhưỡng. Tác phẩm này được cho là đã được bán sang Nhật qua đấu giá, sau đó mới quay trở lại Bắc Triều Tiên.
Tác phẩm 'Thanh sơn bạch vân đồ' (ảnh giữa) được đánh giá là phác họa lại cái nhìn của họa sĩ triều đại Joseon đã được chứng minh là sao chép lại từ một bức họa đời Tống của Trung Quốc (bức tranh bên trái) và thay đổi bằng cách cho thêm ấn và chữ viết (bên phải) trong 'Tuyển tập lịch sử thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc'.
Tập tài liệu này còn giới thiệu về trường hợp điển hình của một người Nhật nghèo khó khi sang tới Joseon phát hiện được đồ gốm sứ xanh của nước này nên đã mua các đồ trang trí lăng mộ, sau đó đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ việc phân phối những bức tranh cổ. Ngoài ra, tài liệu còn mang tới những câu chuyện như hồi tích về việc kinh doanh gốm xanh Goryeo cực kỳ phát đạt tại Kyungsung sau khi gốm xanh Goryeo được khai quật ở Gaeseong và vì thế còn có câu chuyện về một 'tên trộm mộ' lộng hành chuyên mua bán mộ của người dân Gaeseong.
Đặc biệt, tài liệu còn có cả ghi chép đấu giá do 'Câu lạc bộ mỹ thuật Kyungsung' phát hành, đây là công ty bán đấu giá mỹ thuật đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập năm 1922 (1922~1945). Ghi chép này bao gồm ảnh và danh mục các tác phẩm mỹ thuật đã được phân phối tại thị trường bán đấu giá thời bấy giờ, cung cấp tài liệu quan trọng giúp tìm hiểu về cơ cấu phân phối và quy mô của thị trường mỹ thuật cận đại Hàn Quốc.
Tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về tác giả, tiêu đề, niên đại, kích thước, chất liệu, hình thức thể hiện, tình trạng tác phẩm, chủ sở hữu, giá khởi điểm đấu giá của tác phẩm được đưa ra thị trường. Đồng thời, tài liệu không chỉ cung cấp thông tin về các tác phẩm mỹ thuật Hàn Quốc mà còn có thông tin về các tác phẩm mỹ thuật của Trung Quốc, Nhật Bản được giao dịch vào thời kỳ đó nên có thể tìm hiểu được cả 'Lịch sử lưu hành các tác phẩm mỹ thuật Đông Á cận đại".
Đội ngũ lãnh đạo và trụ sở (ảnh trên) của 'Câu lạc bộ mỹ thuật Kyungsung', công ty bán đấu giá tác phẩm mỹ thuật đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập năm 1922.
Ông An Hwi Jun, Giám đốc Quỹ di sản văn hóa ngoài nước thuộc Sở di sản văn hóa cho biết 'Tuyển tập này giúp ta khám phá một cách rõ ràng được tác phẩm nào đã xuất hiện tại thị trường mỹ thuật cổ Hàn Quốc trong thời đế quốc Nhật chiếm đóng" và "Đây là sự bổ sung lớn lao trong nghiên cứu lịch sử hội họa phương Tây Hàn Quốc và lịch sử mỹ thuật Hàn Quốc trong tương lai khi phát hiện được các tư liệu tác phẩm đã bị quên lãng cùng một lượng tác phẩm phong phú".
Bài: phóng viên Son Ji Ae của Korea.net
Ảnh: Công ty văn hóa KyungIn
jiae5853@korea.lr