
Bộ chữ Hangeul khắc in bằng kim loại được sử dụng để in cuốn Kinh phật ‘ Bản dịch kinh Lăng Nghiêm (능엄경언해, 楞嚴經諺解) ban hành năm 1461.
Các triều đại vua của thời Joseon được mệnh danh là ‘ đất nước của chữ khắc in’. Cho đến nay vẫn còn nhiều tác phẩm in còn sót lại như cuốn Triều Tiên vương triều thực lục (조선왕조실록 )ghi chép lại 425 năm lịch sử kéo dài từ năm Taejo thứ nhất đến năm Cheoljong thứ 25, cuốn Nhật kí thừa chính viện (승정원일기) – Nhật kí của các thư kí quốc vương và cuốn Nhật tỉnh lục – nhật kí ghi chép lại chuyện quốc chính và các việc làm của nhà vua từ năm 1792 đến năm 1910.
Năm 1403, năm thứ 3 triều vua Taejong, hệ thống chữ khắc in bằng kim loại lần đầu tiên ra đời với tên gọi gyemyja (계미자, 癸未字) sau đó các đời vua sau của thời Joseon đã cho chế tác ra thêm hàng trăm nghìn chữ khắc in.

Một bộ chữ khắc in Imjinja (임진자, 壬辰字) được đúc bằng đồng năm 1772.

Năm 1796, vua Jeongjo cho đúc bộ chữ khắc in bằng đồng gọi là Jeongrija (정리자, 整理字)Năm 1796, vua Jeongjo cho đúc bộ chữ khắc in bằng đồng gọi là Jeongrija (정리자, 整理字)
Triển lãm ‘ Joseon, đất nước của chữ khắc in’ bắt đầu diễn ra từ ngày 21 tháng 6 tại Bảo tàng quốc gia Hàn Quốc. Triển lãm lần này sẽ công bố tổng cộng 820 nghìn chữ khắc in từ thời Joseon trong đó có khoảng 320 nghìn chữ khắc in bản mộc nhập từ Trung Quốc có nguồn gốc từ 30 chữ khắc in bằng đồng từ thế kỷ 15, 500 nghìn chữ khắc in bằng đồng chế tác trong khoảng từ thế kỷ 17 đến 20.
Đặc biệt, sẽ có khoảng 320 nghìn chữ khắc in bản mộc thời Đường sử dụng trong quá trình chế tác chữ in Jeongrija trong khoảng năm 1796 năm vua Jeongjo thứ 2 đã được nhập về năm 1790 và năm 1791. Đây là bản cổ nhất trong số những chữ khắc in hán tự được chế tác tại Trung Quốc.
Triển lãm được chia làm 2 khu vực lớn, đó là ý nghĩa của chế tác và sử dụng chữ khắc in trong nền văn hóa và chính trị thời Joseon. Phần chính giữa tập trung vào việc trưng bày chữ khắc in thời Joseon, khu vực xung quanh bên ngoài trưng bày ngăn tủ bảo quản chữ khắc in.

Năm 1796, vua Jeongjo đã cho nhập chữ khắc gỗ từ Trung Quốc để tham khảo cho quá trình chế tác chữ khắc in bằng đồng Jeongrija (정리자, 整理字)

Ngăn tủ dùng để bảo quản và phân loại chữ khắc in từ thế kỉ 17 thời Joseon.

Ngăn tủ dùng để bảo quản chữ khắc in bằng đồng năm 1796 năm vua Jeongjo thứ 22.
Giữa khu vực triển lãm là nơi trưng bày khối chữ khắc in được ghép từ 550 nghìn mảnh chữ khắc in trong ngăn tủ thời xưa dài 1.5m, rộng 8m. Ngoài ra, các tư liệu băng hình ghi lại quá trình phục hồi các chữ khắc in và bản sao của khối chữ được tạo ra bởi máy in 3D giúp khách tham quan có thể dễ dàng hiểu được văn hóa chữ khắc in thời Joseon.
Ông Lee Jae Jeong, nhà nghiên cứu thuộc Bảo tàng quốc gia cho biết “ Truyền thống sản xuất chữ khắc in bằng kim loại là một nét văn hóa đặc biệt của thời Joseon. Chúng tôi hy vọng rằng qua triển lãm lần này sẽ giúp mọi người nhận ra bao nhiêu bộ loại in ấn di động được sản xuất trở lại sau đó, cũng như cách xuất sắc loại hình sản xuất kỹ thuật đó, và vẻ đẹp của bản in với loại di chuyển được”.

Triển lãm ‘ Joseon, đất nước của chữ khắc in’ tiếp tục diễn ra đến ngày 11 tháng 9 tại phòng 3 tầng 1 Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
Phóng viên Son Ji Ae, báo Korea.net
Ảnh : Viện bảo tàng quốc gia Hàn Quốc.
jiae5853@korea.kr