Văn hóa

09.08.2016

Hãy tưởng tượng đến cuốn tiểu thuyết của Kafka "The Trial" (1925). Cuốn tiểu thuyết chạm vào sự tồn tại ngắn ngủi của chúng ta, các bánh xe quay vòng của các quá trình chi phối cuộc sống của chúng ta, sự vô nghĩa của những vòng quay cuộc sống, sự vô nghĩa của những diễn biến hàng ngày, và sự khống chế yếu đuối của chúng ta trong những sự việc.

Hãy tưởng tượng đến cuốn tiểu thuyết của Bulgakov "The Master and Margarita" (1967). Cuốn tiểu thuyết chạm vào một cuộc trò chuyện trào phúng dài với cái chết, một người đàn ông trên ghế đá công viên nói chuyện với ma quỷ, với nội dung châm biếm và chế diễu xã hội .

Hoặc Hãy tưởng tượng đến cuốn tiểu thuyết "Dead Souls" của Gogol (1842). Cuốn tiểu thuyết chạm vào những sai sót và lỗi lầm của xã hội, cả tư bản và cộng sản, các chính trị gia tham nhũng, duy tâm nói dối, một hệ thống gian lận, một cái nhún vai khi bạn nhận ra rằng thế giới xung quanh bạn thật là điên rồ.

Nếu bốn tác phẩm trên được tập hợp lại để nấu một món ăn ngon thì đó chính là tác phẩm của Choi In-hun "The Square"(Quảng trường) (1960). Cuốn tiểu thuyết được viết khi tác giả đã 24 tuổi, giữa những năm tháng mà Hàn Quốc bị cuốn theo cách mạng và cuộc đảo chính trên khắp các đường phố Seoul, "The Square" là chuyện một người đàn ông trẻ tuổi đối thoại với chính bản thân những câu hỏi về cuộc sống, vũ trụ và tất cả mọi thứ.

"Không có gì đáng chú ý cả. Chỉ là sống mà không thể làm gì khác." ( Trang 65)
20160809_TheSquare_01.jpg

'The Square' được đăng trên tạp chí văn học Saebyuk,năm 1960. Đến năm 2014 tác phẩm được dịch sang tiếng Anh.



"The Square (quảng trường)" giống như một bài luận hơn là tiểu thuyết. Nhân vật chính là Lee Myung-jun trong quá trình định nghĩa cuộc sống là gì, tại sao chúng ta lại ở đây và cách tốt nhất để có một cuộc sống là gì. Anh ta đang ở Hàn Quốc. Anh ta có một người phụ nữ. Bây giờ anh ta đang ở Bắc Triều Tiên. Anh ta lại có một người phụ nữ khác. Qủa nhiên cũng có một người phụ nữ. Anh đi về phía biển. Kết cục vẫn sẽ biết là anh ta đang ở đâu nhưng không phải là bây giờ.

Trước khi chúng ta tiếp tục, hãy lưu ý một chút về bản dịch. Bản dịch tiếng anh ở đây người dịch đã đổi tên tiểu thuyết thành "The Square." Tuy nhiên, một sự lựa chọn tốt hơn sẽ là "Agora" nếu bạn đang cảm thấy tinh thần Hy Lạp, hay "The Forum" nếu bạn đang cảm thấy có tinh thần Roma hơn. Thậm chí có thể "The Plaza," cũng không sao. Tiêu đề Hàn Quốc ban đầu có nghĩa là "quảng trường(廣場)" , ngụ ý một không gian công cộng mở, nơi tranh luận có thể diễn ra. Sắc thái này trong một cuộc trò chuyện, một sự tương tác giữa con người, không gian cá nhân và không gian công cộng - thì những từ như "agora" hoặc " Forum " sẽ diễn đạt tốt hơn so với "square".

Mối quan hệ giữa không gian cá nhân và không gian công cộng được nhắc đến trên trang 42 – (tiểu thuyết 147 trang) - trong một cuộc trò chuyện giữa nhân vật chính của chúng ta, Lee Myung-jun, và người bạn của mình, ông Chung. "Nhân loại không thể sống trong một phòng kín. Nhân loại thuộc về quảng trường. Chính trị chẳng phải là quảng trường lớn nhất của nhân loại hay sao. Ở các nước phương tây, các nhà thờ Kitô giáo đóng vai trò như nước thánh dọn nền cho chính trị. Ở quảng trường chính trị của Hàn Quốc chỉ có những bãi rác, phân và nước tiểu. Chúng ta bứng hoa của chung và đặt trong chậu hoa ở nhà mình, vòi nước công cộng được được tháo ra lắp vào nhà vệ sinh của chúng ta, hay một vỉa hè được đào lên để sử dụng làm sàn nhà bếp".

Cơ thể con người có lẽ là cái bóng của sự cô đơn phản chiếu lên những trống rỗng... Cuộc sống là con trai của sự cô đơn không thể học được cách quên. (trang 70)

Cuộc hội thoại khá dài. Kéo dài ba trang. Ông Chung hỏi Myung-jun về chính trị, và anh đã nói lên suy nghĩ của bản thân về hiện thực đầy phê phán đến ba trang. Ông Chung hỏi anh ở trang 42, "Anh thấ chính trường thế nào?" Ba trang sau, tác giả kết thúc độc thoại Myung-jun bằng câu "Câu trả lời cho các câu đố là một nghịch lý. Đó là người cha tốt và các nhân vật mà công chúng cho là xấu xa lại là cùng một người. Chỉ có cá nhân sẽ không có cái gọi là quần chúng. Khi cướp bóc và lừa đảo kết thúc quảng trường sẽ trở nên trống rỗng. Sẽ trở thành quảng trường chết. Đấy không phải Hàn Quốc sao? " (trang 44)

Điều thú vị đủ, phê phán này đến ngay sau khi Myung-jun được nhìn thấy một xác ướp thực tế từ Ai Cập cổ đại, của ông Chung mới mua. Giống như Mary Shelley với "Frankenstein" (1818), hay Bulgakov với "the master and Margarita" (1967), tác giả Choi In-hun có nhân vật Myung-jun - theo nghĩa đen - nhìn thẳng vào xác chết trước mặt. Điều gì có thể nhắc khiến một tác giả 24 nghĩ về cái chết tuổi hơn một cái xác được xử lí để không bị thối rữa?

"Đó là một sai lầm lớn khi một người cho rằng bản thân có thể hiểu người khác. Mỗi người chỉ có thể hiểu được chính mình mà thôi." (trang 64)

Myung-jun tìm hiểu về con người, yêu , đi rình rập quanh Seoul, bị cảnh sát thẩm vấn, cảm thấy tội lỗi về tình dục và tình yêu, không hứng thú với cuộc sống ở Hàn Quốc, đến Bắc Triều Tiên, trở thành một nhà báo cho một cơ quan ngôn luận của cộng sản , yêu, bị thẩm vấn bởi các đảng viên cộng sản, cảm thấy tội lỗi về tình dục và tình yêu, không hứng thú với cuộc sống ở Bắc Triều Tiên, được gửi đi Hàn Quốc trong chiến tranh Triều Tiên, yêu lần nữa trên chiến trường, cuối cùng ở một trại tù binh cho binh sĩ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc bị bắt bởi quân Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc, hét lớn năm lần, "Tôi muốn có một quốc gia trung lập!" dù là những người cộng sản và hay tư bản, kết bạn với một đội trưởng Ấn Độ, nhìn thấy vẻ đẹp của vịnh Victoria vào ban đêm, và sau đó mất dần cùng buổi hoàng hôn. Nếu là một độc giả có tấm lòng và tính nhân văn cùng suy nghĩ tích cực sẽ tìm thấy hạnh phúc ở phần kết thúc.

Các hoàng hôn của Manju rất ngoạn mục tạo ấn tượng như cả thế giới đã được đắm mình trong một biển lửa tuyệt đẹp. (P.90)
Choi

Tác giả của 'the Square' Choi In-hun.


Ở trang 93, Myung-jun đã chạy trốn đến Bắc Triều Tiên, một phần để thoát khỏi tội lỗi vì đã quan hệ, nhưng chủ yếu vẫn là để tìm ra một quảng trường mới, một không gian mới cho sự tồn tại. Với sự tinh thần cách mạng, và nhiệt huyết với người dân, và một bản thể chính trị năng động, anh đến Bắc Triều Tiên đất nước của đảng cộng sản và những người anh em. Nhưng giấc mơ đó đã bị phá vỡ bởi không hề có quảng trường ở Bắc Triều Tiên.

"Những gì Myung-Jun phát hiện ở Bắc Triều Tiên là một nước cộng hòa xám tro. Đó không phải là một nước cộng hòa sống trong sự phấn khích của cuộc cách mạng, nhiệt tình chát như màu đỏ của mặt trời lặn ở Manju. Ngạc nhiên khi những người cộng sản cũng không có hứng thú hay đam mê. Lần đầu tiên anh có cảm thấy rõ ràng đời sống nội tâm của xã hội này là khi đi khắp các thành phố lớn của Bắc Triều tiên nhờ một chương trình giảng dạy theo lệnh của đảng cộng sản Bắc Triều Tiên. Các trường học, nhà máy, hội trường.... toàn bộ là những gương mặt vô hồn và thụ động không phải tinh thần hăng hái của những công dân sống trong một nước cộng hòa cách mạng ". (trang 93)

Đọc "The Square" vào năm 2016, và đọc những đoạn mô tả Bắc Triều Tiên được viết vào năm 1960, nhắc về hiện thực đã 71 năm kể từ khi Hàn Quốc có được nền độc lập riêng. Đã 68 năm kể từ khi cả hai chính phủ Bình Nhưỡng và Seoul được thành lập, dưới sự bảo trợ của cả Liên Xô và Mỹ. Đã 63 năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Đã 44 năm kể từ khi tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc thực sự bắt đầu cất cánh với kế hoạch năm năm lần thứ ba (1972-1976). Đã 20 năm kể từ khi Hàn Quốc gia nhập OECD. Mô tả của tác giả Choi In-hun về Bắc Triều Tiên thời đó thực sự cũng chẳng khác gì bây giờ.

Nếu thực sự khi cả hai chính phủ ở Seoul và Bình Nhưỡng đều nói có cái gọi là ‘một Hàn Quốc duy nhất’ và trước chiến tranh Triều Tiên cả gau bên đều bị thiệt hại thì đây lại là một điều đau đầu với Hàn Quốc. Măt khác nếu so sánh với Bắc Triều Tiên thì chính phủ Seoul là chính phủ có tính đạo đức. Mặc cho những khuyết điểm nếu phải chọn giữa chính quyền Seoul và Bình Nhưỡng thì sự lựa chọn duy nhất vẫn là Seoul. Và vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên như một chiếc xiềng trên cổ của Hàn Quốc. Đó là trách nhiệm đạo đức của Seoul cần phải cứu giúp người dân Bắc Triều Tiên khỏi chế độ độc tài. Điều này không chỉ để chữa lành những vết thương mà chính phủ Hàn Quốc đã phạm sai lầm trong những năm qua, mà còn để để khắc phục mối quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan sau những biến cố sau 45 năm kể từ năm 1946.

"Đây là một xã hội mà trong đó những ham muốn cá nhân đều là điều cấm kỵ. Những điều cấm kỵ này khiến không khí trở nên nặng nề bao phủ toàn xã hội của Bắc Triều Tiên. Đảng áp đặt lên những con người ở đây như thể họ là bò cày ruộng. Họ không phải là nông dân mà như những động vật thuần chủng. Họ chạy vì đảng bảo họ chạt, họ hoàn thành với những nỗ lực nhỏ. Khi không có giải thưởng dành cho người chiến thắng, thì có ai muốn làm hết mình? Những con người được chỉ hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có một điều kì diệu mang lại cho họ sự tự do và giàu có. trong quảng trường của Bắc Triều Tiên, không có người. chỉ có những con rối. " (trang 105)

"Trình tự và kiểu cách của các nghi thức tinh tế có vẻ khó chịu và vô nghĩa trong chiến trường. Sống mỗi ngày với bóng tối của cái chết, họ dò dẫm trong chính cơ thể sức mạnh để xua tan cảm giác bất an và đau khổ." (trang 128)

Câu chuyện Choi In-hun, là hành trình thám hiểm về con người, toàn thể vể con người. Độc giả ở trong tâm trí Myung-jun, với cảm xúc của mình, những câu hỏi về cuộc sống và ham muốn của mình. Cuối cùng, Myung-jun hét lớn năm lần "Một đất nước trung lập!" như là một sự lựa chọn quảng trường của bản thân. Ở phần kết của cuốn tiểu thuyết, vòng trở lại phần mở của cuốn tiểu thuyết trên tàu tị nạn POW qua Biển Đông.

"Một đất nước trung lập. Một nơi mà chẳng có ai biết bạn. Một nơi mà bạn có thể đi khắp phố mà không có một ai đụng vai bạn. Một nơi mà không ai biết hoặc muốn biết người bạn là ai và bạn là người như thế nào" (trang 145).

Cuối cùng, Myong-jun đã thoát ra khỏi quảng trường tồn tại và tìm thấy một bản thân tự do ở chính nơi mình thuộc về.

English_Translated_Korean_Literature.jpg

Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (LTI) đã hỗ trợ nhà xuất bản Dalkey xuất bản dịch một loạt các tác phẩm văn học Hàn Quốc sang tiếng Anh.



Chú thích: Choi In-hun sinh năm 1936. Ông đã viết "The Square" năm 1960 ở tuổi 24 và tiểu thuyết này đã được xuất bản trên tạp chí văn học Saebyuk. "The Square" giành giải thưởng văn học năm 1966. Nhà xuất bản Dalkey Archive cho xuất bản bản tiếng Anh của "The Square" vào năm 2014, với sự giúp đỡ của hai cơ quan là Hội đồng Nghệ thuật Illinois và Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (LTI) , và người dịch là chủ tịch hiện tại của LTI ông Kim Seong-kon.

*Những trang trích dẫn trong bài việt được lấ từ bản dịch của Kim Jun Im.

Phóng viên Korea.net Gregory C. Eaves
Ảnh: Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc
gceaves@korea.kr