Văn hóa

10.07.2025

Phương pháp đánh bắt cá truyền thống Jukbangryeom ở eo biển Jijok của biển Namhae. (Ảnh: Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc)

Phương pháp đánh bắt cá truyền thống Jukbangryeom ở eo biển Jijok của biển Namhae. (Ảnh: Bộ Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc)



Bài viết từ Kang Gahui

Ngày 9/7 vừa qua, phương pháp đánh bắt cá truyền thống Jukbangryeom và hệ thống nông lâm kết hợp cây thông Ul-Jin đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công nhận là Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIHAS).

Jukbangryeom là một phương pháp đánh bắt cá truyền thống có nguồn gốc từ khu vực eo biển Jijok thuộc huyện Namhae-gun, tỉnh Gyeongsangnam-do. Cơ sở Jukbangryeom được xây dựng bằng cách đóng cọc hình chữ “V” ở vùng nước hẹp giữa các hòn đảo và lắp cọc tre giữa các cọc đóng ấy để dẫn cá cơm vào bẫy cá hình nan quạt theo dòng chảy nước.

Phương pháp đánh bắt cá này được sử dụng từ thế kỷ 15 và vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay, gắn liền với môi trường biển độc đáo, bối cảnh lịch sử và các hoạt động văn hóa trong khu vực.

Hệ thống nông lâm kết hợp cây thông Ul-Jin đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công nhận là Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIHAS). (Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc)

Hệ thống nông lâm kết hợp cây thông Ul-Jin đã được Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) công nhận là Hệ thống Di sản Nông nghiệp Quan trọng Toàn cầu (GIHAS). (Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc)



Hệ thống nông lâm kết hợp cây thông Ul-Jin của huyện Uljin-gun thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do có một đặc điểm địa hình là cùng tồn tại các làng chài và làng núi. Ngày xưa, với đặc điểm địa hình như vậy, các tuyến đường cho hoạt động chuyển hải sản và buôn bán hàng rong được hình thành dọc theo một khu rừng cây thông.

Các cư dân tại huyện Uljin-gun đã duy trì nền nông nghiệp và văn hóa định cư của khu vực bằng cách thích nghi với cuộc sống ở gần khu rừng. Cho đến ngày nay, họ vẫn bảo tồn và sử dụng rừng một cách có hệ thống và bền vững thông qua việc quản lý rừng cẩn thận, thu hoạch nấm thông hoang dã, bảo vệ đất nông nghiệp trên núi, sử dụng các phương pháp tưới tiêu truyền thống và điều hành các tổ chức tự trị khu vực.

Mặt khác, danh sách GIHAS có mục đích bảo vệ các phương pháp nông nghiệp và ngư nghiệp truyền thống do một quốc gia hoặc cộng đồng khu vực phát triển trong một thời gian dài khi vẫn thích nghi với môi trường của họ. Danh sách của FAO vinh danh các hệ thống nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp quan trọng trên toàn cầu, các cảnh quan liên quan cũng như các khu vực giàu đa dạng sinh học.

Theo quyết định mới nhất của FAO, Hàn Quốc trở thành quốc gia có 9 GIHAS, bao gồm: nghề hải nữ (thợ lặn nữ đánh bắt hải sản) ở đảo Jeju, hệ thống nông lâm kết hợp nhân sâm ở huyện Geumsan-gun của tỉnh Chungcheongnam-do và hệ thống nông lâm kết hợp rừng tre ở huyện Damyang-gun của tỉnh Jeollanam-do,...

kgh89@korea.kr