Hình ảnh các học sinh khoa tiếng Việt trường THPT Ngoại ngữ Chungnam. (Ảnh: Trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Chungnam)
Tiếng Việt là môn ngoại ngữ thứ hai trong Kỳ thi Năng lực Đại học Hàn Quốc. Môn Tiếng Việt được bổ sung vào năm 2014. Vậy trong các trường phổ thông ở Hàn Quốc có bao nhiêu trường có khoa tiếng Việt? Trong số các trường trung học phổ thông ở Hàn Quốc có khoa tiếng Việt, có trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Chungnam và trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Cheongju. Để giải đáp thắc mắc về việc học tiếng Việt tại Hàn Quốc như thế nào và có những hoạt động gì trong Khoa Tiếng Việt, chúng ta cùng tìm hiểu về Trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Chungnam, nơi đã mở Khoa Tiếng Việt đầu tiên. Vì vậy, chúng tôi đã đích thân gặp Giáo viên của trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Chungnam, cô Yoo-Sol và học sinh Park Se-bin để thực hiện một cuộc phỏng vấn. |
Cô có thể cho biết lý do thành lập khoa tiếng Việt là gì?
Trong bối cảnh số lượng học sinh thuộc các gia đình đa văn hóa ngày càng nhiều, Khoa tiếng Việt của Trường THPT Ngoại ngữ Chungnam được lập với lý do tiếng Việt là ngôn ngữ châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất sau tiếng Nhật và tiếng Trung và lượng giao thương với Hàn Quốc ngày càng tăng nhanh.
Bạn có lý do đặc biệt nào khi chọn học tiếng Việt ở nước ngoài hay không?
Hiện nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia đang phát triển nhanh chóng, mà với độ tuổi trung bình khoảng 30, tôi thấy đây là một quốc gia có triển vọng rất tốt trong tương lai. Ngoài ra, động lực trở thành luật sư nhân quyền lao động tại Việt Nam là lý do lớn nhất để tôi học tiếng Việt. Và vào thời điểm đó trên toàn quốc chỉ có duy nhất trường THPT Ngoại ngữ Chungnam là có khoa tiếng Việt nên tôi nghĩ rằng mình có thể tạo được sự khác biệt với các chuyên ngành khác.
Điểm khó khăn nhất khi học tiếng Việt là gì?
Đó là ngôn ngữ xa lạ đầu tiên tôi học kể từ khi sinh ra. Là ngôn ngữ có 6 dấu, tôi đã rất khó khăn trong việc học cách phát âm, ghi nhớ và học ngữ pháp. Ngoài ra, điều đáng tiếc là tiếng Việt không có nhiều tài liệu cũng như môi trường học so với các ngôn ngữ khác nên phương tiện có thể sử dụng khi học còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, tôi đã học bằng cách tìm kiếm các video hoặc các bài báo về Việt Nam, thông qua từ điển để diễn giải và hiểu các tài liệu. Việc này rất có ích cho việc nâng cao kỹ năng của em.
Một số các hoạt động trong khoa tiếng Việt là gì?
Các sinh viên học tiếng Việt ở Khoa Tiếng Việt đã chủ động viết báo hoặc viết luận văn liên quan. Như năm ngoái, chúng tôi đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu nội dung liên quan đến Việt Nam trên mạng xã hội và đăng tin tức thẻ.
Một số câu lạc bộ liên quan đến Việt Nam là gì?
- Anh chị em: Nhằm tiếp cận Việt Nam thân thiện thông qua lịch sử, văn hóa và dịch thuật
- Hi jic: Là một câu lạc bộ dịch thuật, dịch nhiều tài liệu khác nhau bằng tiếng Việt, như video, sách và tài liệu.
- The Translaters: Là một câu lạc bộ dịch thuật, thực hiện các chiến dịch thông qua các hoạt động dịch thuật tiếng Việt.
- SFLIC: Là một câu lạc bộ thể thao tạo ra một từ điển các thuật ngữ thể thao bằng tiếng Việt.
Wow~ Tiếng Việt được sử dụng thật nhiều trong các câu lạc bộ. Thực sự rất thú vị khi vừa được học tiếng Việt lại vừa được tham gia các câu lạc bộ.
Có giao lưu trực tiếp với Việt Nam không?
Hàng năm, học sinh lớp 11 của khoa tiếng Việt trực tiếp đến thăm trường THPT Chu Văn An của Việt Nam để giao lưu học thuật như một phần của các hoạt động giao lưu văn hóa và học thuật quốc tế. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19 nên chúng tôi sẽ tiến hành theo cách gián tiếp.
Thăm trường THPT Ngoại ngữ Chungnam của các học sinh Việt Nam. (Ảnh: Trường Trung học phổ thông Ngoại ngữ Chungnam)
Lớp học thường được tiến hành như thế nào?
· Số tiết học
Như năm nay các em khối 10 của khoa tiếng Việt học 1 tuần 8 tiết, các em khối 11 học 1 tuần 7 tiết, và các em khối 12 học mỗi tuần 6 tiết.
· Phương pháp học
Mỗi lớp sẽ chia thành 2 nhóm, có một giáo viên bản ngữ và một giáo viên người Hàn điều hành lớp học. Lớp học được chia nhỏ để các học sinh tham gia giờ học và các hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, trong năm đầu tiên, học sinh học các kiến thức cơ bản và hội thoại đơn giản của Việt Nam, năm thứ hai học hội thoại trung cấp, phương pháp viết và đọc, và năm thứ ba học nâng cao kỹ năng đọc, viết và văn hóa. Ngoài việc nghiên cứu sách giáo khoa, chúng tôi cung cấp cơ hội tìm hiểu và học hỏi nhiều nội dung khác nhau bằng cách sử dụng tài liệu học tập do giáo viên chuẩn bị.
· Văn hóa
Trong học kỳ 2 của khối 12 sẽ có một môn học với giáo trình là “Văn hóa Việt Nam”. Theo đó, chúng tôi dành khoảng một giờ để giảng dạy các văn hóa có trong sách giáo khoa và cho các em trực tiếp hoặc gián tiếp trải nghiệm các văn hóa đa dạng của Việt Nam.
Không chỉ có trường THPT Ngoại ngữ Chungnam mà trường THPT Ngoại ngữ Cheongju cũng đã thành lập khoa tiếng Việt và dự kiến ngày càng có nhiều trường THPT hơn nữa sẽ thành lập bộ môn tiếng Việt. Thông qua buổi phỏng vấn này có thể hiểu thêm về bộ môn tiếng Việt, như trước đây dù có muốn học ở khoa tiếng Việt nhưng cũng không thể vì tôi nghĩ rằng khoa tiếng VIệt không có ở trường THPT. Hiện nay khoa tiếng Việt ở các trường THPT và trường đại học ngày càng tăng lên và tôi rất vui khi ngày càng nhiều học sinh biết đến Việt Nam là quốc gia như thế nào. Tôi hi vọng cuộc phỏng vấn này sẽ là một cơ hội tốt để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ càng thân thiết hơn trước. |
Bài viết này đã được viết bởi các thành viên Đoàn ký giả thanh thiếu niên Việt Nam - Hàn Quốc được Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam quản lý. Đoàn ký giả thanh thiếu niên này gồm 31 học sinh (21 học sinh Hàn Quốc, 10 học sinh Việt Nam) đến từ Trường Quốc tế Hàn Quốc Hà Nội và Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (CNN), Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đến tháng 12 năm 2020, các thành viên sẽ hoạt động với nhiệm vụ xây dựng các nội dung giao lưu văn hóa nhằm góp phần vào việc nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước.
* Lưu ý: Bản quyền bài viết này thuộc về Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam.