Chính sách

23.12.2015

Năm 2015 là năm kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Nhật – Hàn.

Tổ chức lịch sử Đông Bắc Á đã xuất bản 3 cuốn sách “Quan hệ Hàn - Nhật 1965-2015” mà 51 học giả của hai nước đã cùng nhìn lại toàn cảnh quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trong suốt 50 năm qua, nhằm mục đích nhìn lại một cách khách quan và phản ánh một cái nhìn đúng đắn về lịch sử 50 năm quan hệ hai nước. Vào ngày 22 vừa qua, các học giả, báo chí chuyên môn của hai nước đã có mặt tại Tổ chức lịch sử Đông Bắc Á thuộc quận Seodaemun Seoul và tổ chức một buổi hội đàm nói chuyện hồi tưởng về quan hệ Nhật – Hàn trong suốt 50 năm và định hướng cho tương lai.

20151223_KOR-JAP_01.jpg

Năm 2015 là năm Hàn Quốc và Nhật Bản giải quyết mối quan hệ thực dân và kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Buổi hội đàm thân mật được diễn ra tại Tổ chức lịch sử Đông Bắc Á ngày 22 đã xuất bản cuốn “Quan hệ Nhật – Hàn 1965 – 2015” được các học giả của hai nước viết nhằm nhìn lại hợp tác trên 3 lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội trong 50 năm qua, bên cạnh đó tại buổi gặp mặt các chuyên gia cũng thảo luận về những vấn đề còn tồn tại của hai nước.



20151223_KOR-JAP_02.jpg

Giáo sư Lee Jong Ku trường Đại học Seonggonghue



20151223_KOR-JAP_03.jpg

Giáo sư Isozaki Noriyo trường Đại học Gakushuin



20151223_KOR-JAP_04.jpg

Giáo sư Kim Do Hyung trường Đại học Hanyang



20151223_KOR-JAP_05.jpg

Nhà nghiên cứu Abe Makoto của Viện nghiên cứu kinh tế châu Á.



20151223_KOR-JAP_06.jpg

Giáo sư Lee Won Deok của trường Đại học Kukmin



20151223_KOR-JAP_07.jpg

Giáo sư Kimiya Dadasi trường Đại học Tokyo



Buổi hội đàm lần này được chia ra và thảo luận theo chủ đề, chủ đề 1 là văn hóa –xã hội, chủ đề 2 là kinh tế, chủ đề 3 là chính trị. Ở chủ đề 1, giáo sư Lee Jong Ku trường Seonggonghue đã nhấn mạnh xã hội dân chủ là phải mở rộng giao lưu, cùng thấu hiểu lẫn nhau bằng việc chia sẻ các thành tựu của ngôn luận, các nhóm nghiên cứu cũng nên nhìn nhận các vấn đề trên góc độ của người dân thế giới và phải giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng. Giáo sư Isozaki Norio của trường Gasukuin Nhật Bản cho biết những năm 90, đạt được sự linh hoạt do việc dân chủ hóa của Hàn Quốc và thay đổi tình hình thế giới do kết thúc chiến tranh lạnh, giao lưu văn hóa – xã hội của hai nước đã tiến triển một cách nhanh chóng và nắm bắt một cách có kế hoạch. Thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau sẽ đóng góp rất nhiều vào việc xây dựng mối quan hệ 2 nước Nhật – Hàn.

Trong chủ đề thứ 2, giáo sư Kim Do Hyeong của trường đại học Hanyang đã nhấn mạnh rằng để tăng cường kinh tế thông qua hợp nhất khu vực + thị trường + kĩ thuật với mục tiêu trường kì hiện thực hóa cộng đồng Đông Á; cần phải đổi mới, cải tổ doanh nghiệp và tổ chức, kết nối ngành kinh doanh – quy trình của động lực phát triển mới; tiếp tục kí hiệp định FTA Nhật – Hàn và tham gia vào hiệp định TPP của Hàn Quốc. Cùng với đó, yêu cầu các nhà lãnh đạo của 3 nước Trung – Nhật – Hàn phải quyết tâm cởi bỏ xiềng xích của quá khứ và quyền lực, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thông tin.

Nhà nghiên cứu Abe Makoto của Viện nghiên cứu kinh tế châu Á đã khen ngợi mức phát triển cao của cả 2 nước nhưng cũng chỉ ra hiện tại vẫn có những khó khăn như phát triển 2 nước bị chậm lại, hay các vấn đề nghiêm trọng hơn như khác biệt khu vực, lao động, thời đại. Để giải quyết những vấn đề chung như thế này, ông cũng nhấn mạnh chính phủ hai nước nên đẩy mạnh các chính sách đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau và tìm kiếm các giải pháp.

Ở chủ đề thứ 3, giáo sư Lee Won Duk của trường đại học Kookmin cũng đã đánh giá rằng mối quan hệ của Nhật - Hàn qua 50 năm đã thay đổi từ mối quan hệ không cân xứng, không ngang bằng sang mối quan hệ cân xứng, ngang bằng và là một mối quan hệ rất khó tìm được trên thế giới. Giáo sư Kimiya Dadasi của trường đại học Tokyo đã nhận định rằng trong suốt 50 năm qua với sự tăng trưởng kinh tế không ngừng của Hàn Quốc, mối quan hệ hai nước đã thay đổi một cách ngang bằng, thị trường kinh tế và giá trị quan của chủ nghĩa dân chủ cũng được chia sẻ giữa hai bên. Trong thời kì chiến tranh lạnh, lĩnh vực kinh tế chính trị bị hạn chế nhưng lĩnh vực văn hóa – xã hội vẫn được phát triển mạnh mẽ và sự qua lại thông tin của hai nước đang cho thấy sự cân bằng giữa mối quan hệ song phương hai nước. Thông qua hợp tác trong suốt 50 năm, hai nước đã tích lũy được rất nhiều thành tựu và được đánh giá là “50 năm đáng được chúc phúc”. Ông cũng khẳng định rằng con đường hai nước cần đi chỉ có duy nhất một con đường đó là “bám lấy lịch sử”.

20151223_KOR-JAP_08.jpg

Ông Kang Cheon Seok chủ biên tập Chosun nhật báo.



20151223_KOR-JAP_09.jpg

Giáo sư Han Sang Il trường đại học Kukmin



Cuộc thảo luận xoay quanh các chủ đề cũng đã diễn ra rất sôi nổi. Giáo sư Han Sang Il của trường đại học Kukmin đã chỉ ra rằng những xung đột trong thời kì chiến tranh lạnh của hai nước đã được giải quyết một cách dễ dàng theo quyết định mang tính chính trị. Sau chiến tranh lạnh, hai nước lại mắc phải một tình cảnh khó khăn về lịch sử và lãnh thổ chạm đến lòng tự tôn dân tộc. Vì vấn đề chính trị không được giải quyết nên quan hệ về mặt xã hội và kinh tế của hai nước đang ngày càng trở nên xấu đi. Ông Kang Cheon Seok chủ biên tập Chosun nhật báo đã nói rằng “Hiện thực đó là hai nước đang không tha thứ cho những lỗi lầm của nhau và sự thanh thản cùng khiêm nhường của quá khứ đã không còn nữa. Ông cũng nhấn mạnh “Vì hai nước không thể tìm ra giải pháp làm hài lòng cả hai phía nên phải chấp nhận dù có nảy sinh bất mãn”. Sau đó ông cũng nhấn mạnh thêm rằng “Vấn đề của Nhật - Hàn là phải giải quyết một cách chính diện về chính trị và bên cạnh đó là phải giúp đỡ nền xã hội dân chủ”.

Viết bài: Phóng viên Wui Taek Hwan của Koreanet
Ảnh: Phóng viên Tae Sol của Koreanet
whan23@korea.kr