Khoa học - Công nghệ

04.06.2021

Solar_cow

Dự án “Solar Cow” của một công ty khởi nghiệp Hàn Quốc Yolk sản xuất và cung cấp một lượng điện năng nhỏ mà các hộ gia đình thu nhập thấp ở các nước đang phát triển trên thế giới. Ảnh trên là một bộ sạc pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở một quốc gia châu Phi thông qua dự án Solar Cow. (Ảnh: Yolk)



Phóng viên Yoon Hee YoungPark Hye Ri

Ở châu Phí, một thiết bị khiến liên tưởng đến con bò đang giúp các trẻ em đến trường học, thắp sáng các ngôi nhà vào ban đêm. Thiết bị này chính là bộ sạc pin năng lượng mặt trời và được lắp đặt như một phần của dự án “Solar Cow” do một công ty khởi nghiệp Yolk của Hàn Quốc đẩy mạnh. Thông qua dự án này, công ty thiết lập các trạm Solar Cow tại các trường học ở châu Phi, cung cấp cho học sinh “Solar Milk”, một loại pin sạc dự phòng có hình dạng giống như một chai sữa. Nhờ vào trạm sạc đặc biệt của công ty Hàn Quốc, các học sinh có thể tham gia các lớp học tại trường trong khi sạc pin.

Được triển khai vào năm 2018, dự án đã và đang tạo ra một môi trường cho các trẻ em ở châu Phi đến trường học và được giáo dục thay vì đi làm. Ý tưởng cho dự án xuất phát từ nhận thức rằng hầu hết người dân châu Phi đều có điện thoại di động bất kể quy mô tài sản nhưng thiếu tiền để sạc điện thoại.

Trước khi bộ sạc pin năng lượng mặt trời được lắp đặt, nhiều trẻ em tại các trường học phải đi bộ từ 5 đến 6 tiếng mỗi ngày đến trạm sạc mất phí để sạc điện thoại, nhưng với dự án Solar Cow, các trẻ em bắt đầu quay trở lại trường học để vừa sạc pin miễn phí vừa được giáo dục. Giám đốc điều hành Yolk Chang Sung-un đã đưa ra nhận xét năng lượng điện có giá đắt ở châu Phi có thể thay thế cho tiền lương kiếm được từ sức lao động của trẻ em.

Solar_cow_Africa

Năm 2018, công ty Yolk đã lắp đặt bộ sạc pin năng lượng mặt trời “Solar Cow” đầu tiên tại ngôi làng nhỏ Pokot, Kenya. (Ảnh: Yolk)



Đã là một sinh viên chuyên ngành thiết kế tại Trường Học viện Nghệ thuật Chicago, giám đốc Chang bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình với “Solar Paper”, một bộ sạc điện thoại thông minh sử dụng năng lượng mặt trời. Sau đó, cô chuyển sự chú ý sang các nước đang phát triển ở châu Phi cần năng lượng mặt trời và hướng đến châu lục này để giúp đỡ tất cả các trẻ em ở đó.

Solar_cow_kids

Học sinh ở các quốc gia châu Phi bao gồm Kenya đến trường của họ, đợi 4-5 giờ để sạc pin bằng bộ sạc pin năng lượng mặt trời Solar Cow và tham gia các lớp học trong khi chờ đợi. (Ảnh: Yolk)



Hoạt động của dự án đã được tiến hành lần đầu tiên tại ngôi làng Pokot nằm ở phía Tây Kenya vào năm 2018 và cho đến nay, hơn 10 bộ sạc pin Solar Cow được cung cấp tại các làng nông thông ở Kenya, Tanzania và Cộng hòa Dân chủ Congo. Giám đốc điều hành Yolk cho biết: “Việc lắp đặt một trạm Solar Cow cho phép 250 người dân trong làng sử dụng nó và 25 trẻ em trở lại trường học”.

“Điều quan trọng không chỉ là cung cấp năng lượng mà còn phải khuyến khích các trẻ em đến trường học mỗi ngày. Do đó, pin được phát triển để có thể sạc vừa đủ trong một ngày cho mỗi hộ gia đình”, cô nói thêm.

Solar_cow_interview

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Yolk Chang Sung-un đã trình bày kết quả của dự án Solar Cow tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) đã được tổ chức từ ngày 30-31/5/2021. (Ảnh: Kim Sunjoo / Korea.net)



Tạp chí Time của Mỹ đã đưa bộ sạc pin năng lượng mặt trời được phát triển trong dự án Solar Cow vào danh sách “Những phát minh ấn tượng nhất trong năm 2019”. Với những thành tựu trong giáo dục bền vững và cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường cùng kinh tế, Yolk đã trở thành công ty Hàn Quốc đầu tiên được chỉ định là đối tác của sáng kiến P4G.

Công ty đã trình bày kết quả của dự án Solar Cow tại Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác về tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) được tổ chức từ ngày 30-31/5, với tư cách là một đối tác mẫu mực của sáng kiến P4G cũng như một dự án hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng.

Giám đốc Yolk cho rằng cô hy vọng thí điểm của dự án Solar Cow sẽ là một cơ hội để truyền cảm hứng cho tiềm năng phá vỡ bất bình đẳng cấu trúc thông qua sự đổi mới.

Mặc dù công ty đã gây quỹ thông qua trợ cấp từ các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, nhưng hiện công ty đang mở rộng dự án của mình thông qua huy động vốn từ cộng đồng. Năm nay, nó đã tạo ra 100.000 USD từ nền tảng huy động vốn cộng đồng Kickstarter của Hoa Kỳ và từ ngày 30 tháng 5, ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh P4G, nó đã bắt đầu gây quỹ để tạo điều kiện đưa các trẻ em ở châu Phi đến trường.

hyyoon@korea.kr