Trước đây một hai thập kỉ, khi muốn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, người dân phải tự thanh toán phí với nhiều bất tiện. Chắng hạn nếu muốn đi xe buýt họ phải trả tiền mặt, mua thẻ đồng xu hay mua vé giấy; nếu muốn đi tàu điện ngầm họ cũng phải mua vé...
Tuy nhiên mọi thứ đã thay dổi rất nhiều kể từ năm 2004 với sử xuất hiện của "thẻ giao thông" - giải pháp tiến bộ mới nhất của thế giới. Nhờ có nó, mọi người có thể sử dụng bất kì một phương tiên giao thông công cộng nào, từ xe buýt đến tàu điện ngầm một cách thuận lợi mà không cần mua vé như trước đây. Đặc biệt, từ tháng 6 năm nay, Chính phủ sẽ không giới hạn việc dùng thẻ theo khu vực, điều đó có nghĩa là chỉ với một chiếc thẻ, người dân có thể sử dụng tất cả các phương tiện giao thông công cộng ở mọi khu vực khác nhau.
Một hành khách thanh toán phí xe buýt bằng thẻ giao thông.
Thẻ Tmoney, được phát triển bởi Tổng công ty Thẻ thông minh Hàn Quốc (KSCC), đã tung ra dịch vụ Mobile Tmoney. Nó cho phép hành khách sử dụng dịch vụ bằng việc gắn một con chip vào điện thoại thông minh của họ. Ngoài ra, việc áp dụng các dịch vụ trả sau, trong đó cho phép người dùng thanh toán bằng thẻ tín dụng đã làm giảm bớt những bất tiện trước kia. Hiện nay, chỉ tính riêng tại Seoul và các khu vực lân cận của tỉnh Gyeonggi-do, tổng số người sử dụng Tmoney đã đạt hơn 15 triệu và Tmoney được sử dụng trung bình hơn 43 triệu giao dịch mỗi ngày.
Một trong những tiện ích lớn nhất của thẻ là hành khách có thể thanh toán tiền vé trong chỉ có một hoặc hai giây khi họ chạm thẻ vào máy quét. Đằng sau hệ thống này là công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm cả mạng lưới Internet tốc độ cao và truyền thông không dây cũng như các phần mềm công nghệ cao. Không giống như thẻ tín dụng có một dải từ, Tmoney dựa trên tần số vô tuyến có thể đọc tín hiệu của thẻ từ khoảng cách xa 5cm. Nó cũng có thể xử lý dữ liệu nhanh gấp hai lần các hệ thống khác.
Hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng tại Hàn Quốc có thể thanh toán chi phí trong thời gian 0,5 giây.
Ra mắt vào năm 2007, điện thoại di động Tmoney keychain được trang bị một chip đặc biệt, thậm chí làm Tmoney càng thêm thuận tiện hơn.
Để ghi nhận những ưu điểm của nó, một số quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm với hệ thống quản lý vé mới này. Bắt đầu từ một hệ thống thẻ với những cơ sở hạ tầng liên quan, dần dần phạm vi quan tâm đang được mở rộng, bao gồm các chính sách giao thông và kỹ năng quản lý.
Bên cạnh Hàn Quốc, quốc gia đầu tiên đưa vào sử dụng hệ thống thẻ Tmoney là New Zealand. Tmoney bắt đầu được sử dụng vào năm 2008 tại thủ đô Wellington và thành phớ lớn nhất Auckland. Hiện nay có hơn 1.100 xe buýt và khoảng 200 cửa hàng có sử dụng hệ thống này ở New Zealand.
Vài năm trước đây, hai thành phố Kuala Lumpur ở Malaysia và Bangkok ở Thái Lan đều tham gia vào chương trình tham vấn về các hệ thống quản lý tổng thể giá vé. Cả hai thủ đô đã yêu cầu tư vấn thêm về sử dụng rộng rãi thẻ giao thông. Ulan Bator của Mông Cổ đã bắt đầu áp dụng một hệ thống Thu vé tự động (AFC), một hệ thống quản lý xe buýt (BMS) và Thiết bị đầu cuối xe buýt thông tin (BIT), và hệ thống sẽ khởi động vào đầu năm tới.
Sự ra đời của một hệ thống AFC ở Bogota, Colombia, thậm chí còn có ý nghĩa hơn. Khi Seoul đưa ra hệ thống giao thông vận tải mới vào năm 2004, bao gồm cả việc sử dụng thẻ giao thông vận tải và việc thành lập trung tâm phân làn xe bus, thành phố đã trở thành hình mẫu quy chuẩn cho thủ đô của Colombia. Trong vòng chưa đến bảy năm, Seoul hiện đang cung cấp các dịch vụ cũng như đóng vai trò cố vấn sử dụng hệ thống tại Bogota. Một đại diện của Tổng công ty Thẻ thông minh Hàn Quốc cho biết, "Triển vọng xuất khẩu là khá sáng sủa, ví dụ như một số quốc gia Trung và Nam Mỹ, cũng như khu vực Trung Đông đã yêu cầu được tư vấn."
Lee Seung-ah - Korea.net
Ảnh: Tổng công ty Thẻ thông minh Hàn Quốc
slee27@korea.kr