Giáo sư tại đại học Columbia, Mỹ Joseph Stiglitz đã đánh giá cao “Đó là một chiến lược kinh tế mới mang tính đổi mới” về ‘J-nomics’- chính sách kinh tế của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Đây là hình ảnh của Joseph Stiglitz đang tham gia diễn đàn kinh tế thế giới được tổ chức ở Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1 vừa qua. Yonhap News
Phóng viên Sohn JiAe jiae5853@korea.kr và Park Hye Ri
Giáo sư tại đại học Columbia của Mỹ, người đã đoạt giải Nobel kinh tế Joseph Stiglitz đã đánh giá tích cực về ‘J-nomics’- chính sách kinh tế của chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ông Stiglitz không chỉ là người viết sách ‘Cái giá của bất bình đẳng’ mà còn là một trong những nhà kinh tế nổi tiếng thế giới.
Ngày 14/5, giáo sư Joseph Stiglitz đã gửi một bài có tên ‘J-nomics và chương trình nghị sự chính sách mới của Hàn Quốc’ cho Viện Nghiên cứu Công nghiệp Hàn Quốc và ông đánh giá cao: “Chúng tôi phải tìm kiếm những cách thức mới với sự tham gia của chính phủ nhằm mục tiêu đối ứng việc giảm thiểu sự tăng trưởng kinh tế và việc tăng lên sự bất bình đẳng. Chính phủ Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã áp dụng chiến lược kinh tế mới mang tính đổi mới là ‘J-nomics’ và đang thử giải quyết các vấn đề”.
Ông giáo sư Stiglitz đã quy định 2 cột của J-nomics là xây dựng nền kinh tế tập trung tầng lớp trung lưu và sáng tạo nền kinh tế kiến thức có tính đổi mới. Thêm vào đó, ông nhấn mạnh: “Hàn Quốc nên cố gắng không làm mất xu hướng cạnh tranh để thực hiện một nền kinh tế đổi mới từ vấn đề như quyền lực kinh tế của Hàn Quốc đang tập trung vào tài phiệt. Chính phủ phải nỗ lực ngăn chặn sự tập trung của sức chi phố thị trường để các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều sẽ góp phần trong công cuộc đổi mới. Hơn nữa, sự hỗ trợ của chính phủ cũng cần thiết nhằm mục tiêu các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế mang tính đổi mới”.
Đặc biệt, ông đánh giá: “Hàn Quốc đang tiên phong đối phó quá khứ với sự triển vọng sẽ sáng tạo một xã hội kinh tế chia sẻ thịnh vượng một cách bình đẳng dựa vào nền tảng kinh tế mang tính đổi mới và năng động cùng với tầng lớp trung lưu trình độ cao”.