Văn hóa

07.08.2014

Tình yêu ngang trái (1990)
Đạo diễn Jang Seon Woo


Il Do(Park Jeong Hun) là một người thất nghiệp sau khi xin được làm việc ở nhà máy sản xuất váy đã cùng gia đình dời Seoul đến Woomukbaemi ngôi làng yên tĩnh ngoại thành Kyunggido. Tại nhà máy may Il Do có thích cô gái tên là Min Gong Rye (Choi Myung Gil) là người ngồi kế anh, Gong Rye thường bị chồng đánh đập bạo hành khiến cho Il Do cảm thấy động lòng. Vào ngày Il Do nhận tháng lương đầu tiên hai người đã cùng nhau lên chuyến tàu đi seoul và đã có tình một đêm tại nhà nghỉ. Sau đó hai người lén lút yêu nhau không để cho người ở Woomukbaemi biết, nhưng lại bị lộ ra chuyện họ sống chung với nhau ở Seoul. Ghen tuông và bực tức vì bị phản bội đã khiến vợ Il Do tìm đến tận nơi 2 người sông thử, sau một hồi tra hỏi. Vợ Ildo đã ép anh về nhà nên anh và Gong Rye phải chia tay nhau. Gong rye đã bỏ hết tất cả để chạy theo tình yêu với Ildo nhưng cuối cùng cái nhận được là lời nói chia tay.


140807_korea_film_1.jpg


Bình luận phim của Park Hye Yeong viện nghiên cứu tư liệu phim Hàn Quốc

Những năm 1990 đạo diễn Jang Seon Woo đã trở thành trung tâm của dư luận. Vì phim của ông khác với quan niệm, cảm nhận đương thời nên đã hứng chịu nhiều búa rìu. Ngày nay đạo diễn Jang Seon Woo đã được công nhận là "nhà làm phim vượt trước thời đại". Tuy nhiên có thể thấy cũng như sự cần thiết mở lời cho cái mới về hơi thở thời đại cũng như tính phá cách của những năm 80 , 90 mà đạo diễn Jang đã nắm bắt được, ở đây cũng cần đặt ra câu hỏi về hình thức diễn tiến hiện tại.

Tình yêu ở Woomukbaemi là bộ phim dài tập thứ ba của đạo diễn Jang được bấm máy từ năm 1989 và ra mắt năm 1990. Năm 1989 là năm đáng nhớ đối với những nhà vận động xã hội cánh tả trong đó có đạo diễn jang người đi đầu trong phong trào làm phim quần chúng. Cuối năm ấy cũng là khi bức tường Bec-lin sụp đổ, hiện thực xã hội chủ nghĩa đã bị nhấn chìm trong sức mạnh của tư bản. Năm 1990 là năm bắt đầu gây dựng những giấc mơ và hy vọng của năm 1980, khát khao được dân chủ hóa, phát triển từ những tàn tích đổ vỡ của xã hội chủ nghĩa lý tưởng. Tình yêu ở Woomukbaemi là bộ phim được ra đời trong bối cảnh như vậy, khác với cách làm phim theo chủ nghĩa hiện thực đương thời đạo diễn Jang đã cho thấy một phương thức làm phim theo chủ nghĩa hiện thực mới gắn với nhịp sống thường nhật đồng thời cũng được đánh giá là đã mở ra làn sóng Hàn mới. Tình yêu ở Woomukbaemi nằm trong danh sách những bộ phim độc đáo của đạo diễn Jang lấy bối cảnh một ngôi làng ngoại ô, sử dụng những thủ pháp phim tình cảm tâm lí và gây cười để dời bỏ chủ nghĩa hiện thực mang tính chính trị thời đó và hướng tới mở ra một vở kịch về đời sống thực hơn.

140807_korea_film_2.jpg

"Woomukbaemi" là một tập trong bộ tiểu thuyết "Wangrungilga" của tác giả Park Yeong Han được chuyển thể thành phim. Tác phẩm này đã được tóm gọn lại trong không gian của bộ phim. Theo tiểu thuyết "Wangrungilga" Woomukbaemi là một vùng phụ cận Gympo tuy nhiên trong phim được dựng cảnh ở vùng nông thôn Kyunggido. Do sự phát triển không đồng đều, đầu cơ bất động sản trầm trọng nên thay vì nơi cư trú chính đáng người lao động phải dồn về những vùng ngoại ô xung quanh thành phố.Bộ phim phản ánh cuộc sống đấu tranh ở vùng Woomukbaemi, đó là sự đồng cảm về việ phát triển không cân bằng, khoảng cách giàu nghèo, bệnh tật của những con người nghèo khó và sự nỗ lực vươn lên thoát khỏi cuộc sống đó của họ. Đồng thời với Bae Il Do và Min Gong Rye 2 con người đã gặp nhau, tránh ánh mắt của nhau rồi yêu nhau tại nhà máy may, cũng vì cuộc sống ở đô thị đẩy họ đến vùng ngoại ô, họ đã giúp đỡ nhau mang lại cho nhau hy vọng để tiếp tục sinh tồn và chiến thắng nguyên tắc của cuộc sống.

Từ "nền tảng hiện thực" những con người ấy đành phải đi con đường mới trái với đạo đức, mặc dù điều đó rất ngã mạn nhưng là điều không được chấp nhận trong trong thế giới quy phạm. NGày mà lần đầu tiên Il Do và Gong Rye xác nhận tình cảm của mình, ảnh mắt né tránh lẫn nhau của hai người cũng đã biến mất trên chuyến tàu đêm ấy. Sau khi xuống ga JongChak họn lên một chiếc taxi trốn ra ngoại thành, những ngày không có tiền họ đi ra những ngôi nhà kính không có người ở khu đồng quê, cứ thế lén lút yêu nhau. Tình yêu đó là tình yêu bí mật và là điều không được phép xảy ra nên nó chính là một tình yêu ngang trái.

Tình yêu của họ vừa là việc trốn chạy khỏi Park Seok Hee chồng Gong Rye một nhân vật mà thông qua đó ta có thể nhìn một cách toàn diện về người đàn ông gia trưởng thời tiền cận đại không có năng lực tài chính vừa là việc dời bỏ khỏi vị trí người chồng, người cha của Il Do để tìm làn gió mới trong cuộc sống thực dụng, liệu có con đường nào cho tình yêu của họ. Dù là cách nào đi nữa họ cũng chỉ có thể mơ mộng về một thế giới khác để tìm lối thoát cho tình yêu mà cuộc sống hiện tại không chấp nhận cho họ được hạnh phúc. Bộ phim tình cảm lãng mạn trở nên bi thương là bởi những ảo vọng về tình yêu ngang trái. Mặt khác thông qua hình ảnh người vợ mạnh mẽ của Il Do, dù trong hoàn cảnh vô cùng thất vọng cũng vẫn rất kiên cường trong cuộc sống, bộ phim đã thổi một làn gió mới mang lại những yếu tố thực tế hơn.

140807_korea_film_5.jpg

140807_korea_film_4.jpg

Một điều cũng ấn tượng không kém tình yêu của Il Do và Gong Rye đó là cái nhìn ấm áp chất chứa nỗi buồn của đạo diễn trước những mảnh đời cơ cực, nghèo khổ. Nếu tiểu thuyết của Park Yeong Han phản ánh chân thật niềm vui nỗi buồn của những người tầng tầng lớp thấp qua giọng văn và chất hài hước. Ở đây đạo diễn Jang lại chủ yếu đánh vào việc tạo hiệu ứng thị giác và thính giác qua việc bố trính góc quay hình ảnh và âm nhạc làm nổi bật sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, tính bi ai và biến động của cuộc sống xung quanh.

Bằng góc quay của quay phim Yoo Yeong Gil hình ảnh ngôi làng Woomukbaemi thuộc vùng trung du được hiện lên qua những thay đổi từ cảnh vật từ khung của sổ chuyến tàu khi gia đình Il Do chuyển nhà từ Seoul. Họ những con người tay trắng ngày ngày cặm cụi làm việc bên chiếc máy khâu không chút nghỉ ngơi trong nhà máy may. Dù vậy hình ảnh những con người lầm lũi duy trì cuộc sống ở Woomukbaemi đã mang lại ấn tượng về sinh khí của đời sống thực. Trong phim có đoạn nhạc cùng với hình ảnh nụ cười những người lao động cực nhọc ngồi bệt xuống sàn nhà uống rượu. Âm nhạc mang dấu ấn cuộc vận động kịch quần chúng quả thực rất ấn tượng. Cảnh vợ của Il Do tìm đến và lôi anh ta về nhà sử dụng kĩ thuật Jajinmori cùng với những hiệu ứng hình ảnh đã làm tăng phần kịch tính trong phim và mang lại tác dụng tích cực. Mặc dù rất khó để có thể thấy những hiệu ứng này trong các tác phẩm sau đó của Jang Seon Woo nhưng có thể nói rằng đối với Jang Seon Woo đây là tác phẩm đóng gọn thập niên 80 của anh vừa là tác phẩm mang mở đường cho của nghĩa hiện thực mới trong phim điện ảnh Hàn Quốc.

* Nguồn: Viện tư liệu phim Hàn Quốc