Trong nhiều năm qua những độc giả của sách viết bằng tiếng anh thường cho rằng không có nhiều sách văn học Hàn Quốc đáng để đọc.Những cuốn sách văn học Hàn Quốc không phải là những cuốn sách khá nặng về tính lịch sử hoặc tư tưởng bán cộng sản thì là những cuốn sách viết về kimchi tốt cho sức khỏe như thế nào, bốn mùa ở Hàn Quốc đẹp ra sao, không thì cũng là những cuốn sách về những con người xuất chúng đã đưa Hàn Quốc phát triển kinh tế vượt bậc, những người đàn ông đã hy sinh thân mình tại những công xưởng.
Cùng với sự tăng lên của dân số Hàn Quốc, một làn sóng của những nhà văn Hàn Quốc mới nổi cuối cùng cũng đã đổ vào bến bờ của các nhà xuất bản trong cuối thế kỷ vừa qua. Sách của những tác giả như Shin Kyeong Suk (sinh năm 1963), Gong Ji Yeong (sinh năm 1963), Han Gang (sinh năm 1970), Seong Seok Jae (sinh năm 1960), Bae Soo Ah (sinh năm 1965), đã trở thành những tác phẩm bán chạy nhất, họ đã viết sách bằng ngôn ngữ của nước mình. Theo với làn sóng này, nhiều tác phẩm được dịch sang tiếng Anh và xuất hiện trong các hiệu sách nước ngoài, từ Adelaide của Úc đến Zurich, Thụy Sỹ, đưa các nhà văn Hàn Quốc đến gần hơn với độc giả thế giới. Kim Yeong Ah (sinh năm 1968) là một trong những nhà văn đi cùng làn sóng đó.
Nhà văn Kim Yeong Ah được biết đến là một nhà văn viết các tác phẩm văn học đại chúng hơn là văn học thuần túy. Ông đã xuất bản 11 cuốn tiểu thuyết dài tập. 4 – 5 tác phẩm trong số đó đã được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, hai thứ tiếng có số tác phẩm lớn nhất nhì thị trường xuất bản trên thế giới. Ngoài ra, chúng còn được dịch ra tiếng Đức, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, và thậm chỉ cả tiếng Lithuana. Chỉ riêng tại Hàn Quốc, ông cũng đã nhận được nhiều giải thưởng Văn học, nhiều tiểu thuyết của ông cũng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và nhạc kịch. Kim Yeong Ah hiện đang sinh sống tại Manhattan, có thể coi ông chính là một Người New York thực thụ.
Bản dịch tiếng Anh của cuốn tiểu thuyết “Your Republic is Calling You” (Tác giả Kim Yeong Ah, Dịch giả Kim Ji Yeong) đã được Nhà xuất bản Houghton Mifflin Harcourt) xuất bản năm 2010..
“Giải quyết mọi thứ và trả lại ngay lập tức” “Your Republic is Calling You” (2006) là tiểu thuyết dài tập thứ 3 của Kim Yeong Ah và là tác phẩm thứ 2 được dịch sang tiếng Anh. Ngay từ những trang đầu, cuốn tiểu thuyết đã dẫn người đọc vào câu chuyện kịch tính của một gián điệp tình báo giữa hai miền Nam Bắc Hàn vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh, với đầy những chú thích về văn hóa đại chúng nhiều đến mức có thể lấp đầy một trang Wikipedia. Những nhân vật xuất hiện với những lon bia Heineken, những bài hát của The Beatles, B.B King, những nhãn hàng nổi tiếng, xe Volkswagen, William Shakespeare, thuốc lá bạc hà với vài cảnh tình dục. Tất cả đều được miêu tả rất rõ ràng như thể chính tác giả đang tự lớn tiếng tuyên bố rằng “Ta - (hay chính là Hàn Quốc) đã đến rồi đây”. Và ngay cả đến những gián điệp của Bắc Hàn giờ đây cũng trở thành một phần của xu hướng thế giới về chủ nghĩa tiêu thụ và văn hóa đại chúng.
Giống như bộ phim truyền hình “24” của Mỹ, “Your Republic is Calling You” cũng kéo dài suốt 24 tiếng. Mỗi chương, mỗi phần đều là về những việc xảy ra trong một, hai tiếng đồng hồ. 7 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng, cứ như vậy câu chuyện được tiếp nối chặt chẽ, 3 giờ sáng, 5 giờ sáng ngày hôm sau và cuối cùng đến 7 giờ sáng, một ngày mới cũng như một chương mới bắt đầu.
Càng đọc tới nửa sau của cuốn tiểu thuyết, độc giả sẽ càng chìm đắm trong câu chuyện không thể dứt ra giống như những bánh răng đang quay đều, sợ rằng nếu ngừng lại đột ngột sẽ khiến mọi thứ trật khỏi quỹ đạo. Lịch sử dòng họ, những liên lạc bị cắt đứt, sự phản bội không ngừng dần hiện rõ hơn trong những trang cuối. Câu chuyện được phát triển trong bối cảnh Hàn Quốc từ những năm 1980, dưới chế độ độc tài của quân đội, qua phong trào Dân chủ 1988-89, đến một Hàn Quốc hiện đại, một đất nước chấp hành pháp luật và tự do được đảm bảo trong những năm 1990. Qua cuốn tiểu thuyết mang tính dân tộc này, Kim Yeong Ah cho thấy hình ảnh một Hàn Quốc nhạy cảm với những vết thương của lịch sử hiện đại, thay đổi bán đảo Nam Hàn từ Joseon thời kỳ sau thành Hàn Quốc hiện đại, tự chữa lành những vết thương, Hàn Quốc của thế kỷ 20. Trong cuốn tiểu thuyết hành động suốt 24 giờ đồng hồ, Kim Yeong Ah lấp đầy bằng chủ nghĩa đế quốc, sự bóc lột, chủ nghĩa cộng sản, hợp tác, chia rẽ, hai cấu trúc kinh tế và những bí mật liên tiếp. Chỉ có thời gian là liều thuốc chữa lành duy nhất. Thời gian cứ trôi đi, từng tiếng từng tiếng, tíc tắc tíc tắc.
“Đây là Lotte World”
Thế nhưng lại rất khó có thể tìm thấy những yếu tố hành động thót tim như trong “James Bond” hay “Jason Bourne” trong cuốn tiểu thuyết này. Giống như Don Draper, nhân vật chính trong phim truyền hình Mỹ “Mad Man”, nhân vật chính của chúng ta dần trở thành con người mà tự anh ta cho mình là như vậy. Ngay đến cái ý tưởng về “Điệp viên” hay “Gián điệp ngầm” cũng gần với đời sống. Chúng ta suy nghĩ một kiểu và hành động theo một kiểu khác. Cái gì mới là thật? Như Jean Valjean đã tự hỏi “Ta là ai?”
Phần này đã được mô tả hết sức tinh tế qua tính cách của hai nhân vật khác. Câu chuyện của vợ và con gái của nhân vật chính được đưa vào vừa đủ trong quãng thời gian đi tìm lại bản thân của nhân vật chính. Họ cũng phải trải qua 24 tiếng đồng hồ tìm lại bản thân mình. Người vợ ngoại tình, lang thang giữa phố với điếu thuốc. Con gái phải đối mặt với những vấn để của tuổi dậy thì như đám con trai, trưởng thành, bài tập. Khi cuộc sống của nhân vật chính thay đổi thì trong 24 tiếng đó những suy nghĩ của người vợ và con gái cũng được Kim Yeong Ah khắc họa trong từng giây từng phút.
Trong chương mở đầu, có những đoạn nhảy giữa ba nhân vật này. 3 dòng suy nghĩ kéo dài suốt 3 trang dần kéo độc giả vào câu chuyện của ba nhân vật. Câu chuyện càng tiếp diễn, người đọc lại càng hiểu hơn về từng nhân vật, lắng nghe tiếng lòng của họ, cảm nhận được những cảm xúc ẩn sâu trong họ. Cả ba nhân vật đều phần nào đang tự ngụy trang cho bản thân, phần nào đó trong họ mang tính cách của một gián điệp.
Và đặc biệt là sự so sánh giữa âm thanh huyên náo của Công viên vui chơi trong nhà lớn nhất thế giới Lotte World với sự im ắng chết người ở những quảng trường của Bình Nhưỡng, một sự so sánh khá sắc sảo của tác giả.
Kim Yeong Ah (thứ 2 bên trái) – một trong những nhà văn đang nổi trong nền Văn học Hàn Quốc những năm 1990 đang phát biểu trong Hội đàm văn học tại Berlin, Đức tháng 5 vừa qua..
“Anh ấy mở mắt. Cơ thể nặng nề còn tôi hơi thở thì bốc mùi."
Cũng dễ như đọc thành Kim Yeong Ha, đã có rất nhiều những lỗi ngữ pháp. Trong quá trình biên tập dòng đầu tiên trong trang đầu tiên của bản dịch tiếng Anh, có nhiều những từ không cần thiết mà không thể xóa bỏ trong quá trình chỉnh sửa. (Một lỗi điển hình như “Anh ấy mở mắt. Cơ thể nặng nề còn tôi hơi thở thì bốc mùi” ("He opens his eyes. He feels heavy and his I breath stinks.") – Theo người dịch). Ngay câu thứ hai của một tiểu thuyết mới ra đã có lỗi chính tả lộ liễu như vậy thì ai nhìn vào cũng sẽ nghĩ đây là một tác giả nghiệp dư, nặng nề hơn thì là không có năng lực viết lách. Những lỗi ngay từ dòng đầu tiên của cuốn tiểu thuyết còn là những lỗi dễ mắc phải của những học sinh tiểu học. Nếu là ở Triều Tiên, dù là dịch giả hay nhà xuất bản (hai cả hai đi chăng nữa) có khi sẽ bị truy bắt, bị bịt mắt rồi bắn chết sau một hơi thuốc. Nhưng đây lại là ở Hàn Quốc, vây nên người đọc cũng chỉ tặc lưỡi mà đọc cho xong.
Năm 2013, Tổ chức phê bình sách Los Angeles (The Los Angeles Review of Books) bắt đầu bày tỏ sự quan tâm đến văn học Hàn Quốc, một trong số đó là bài báo viết về Kim Yeong Ha (“Không còn những lý do: Những tiểu thuyết của Kim Yeong Ha” ("Lost Causes: The Novels of Kim Young-ha")). Colin Marshall đã viết về văn học Hàn Quốc nửa đầu những năm 1990 như sau “…bị đẩy vào một sự mặc tưởng cường điệu một cách trần trụi, trực tiếp đến khó chịu về sự chịu đựng quốc gia nói chung và sự chia cắt giữa hai miền Nam Bắc Hàn nói riêng…”, như mở cửa sổ ra và bỗng nhiên bị thổi bay bởi một luồng gió mới, Kim Yeong Ha và những nhà văn khác trong làn sóng văn học Hàn Quốc của những năm 1990 như một liều thuốc chữa trị cho sự trầm cảm, tan hoang của các tác phẩm Hàn Quốc về nửa đầu những năm 1990 trong thị trường sách tiếng Anh.
Tóm lại, “Your Republic is Calling You” là một tác phẩm xuất sắc. Câu chuyện trong tác phẩm có thể thu hút đến độ bạn không thể rời mắt khỏi cuốn sách một phút nào và luôn thấy hào hứng khi lật từng trang, có đủ những cung bậc cảm xúc khiến người đọc đồng cảm với nhân vật và quan trọng nhất, tác phẩm này sẽ thu hút bạn đến những trang cuối cùng.
Bài: Greagory C. Eaves - Korea.net
Ảnh: Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Đức
gceaves@gmail.com