Khoa học - Công nghệ

30.10.2018

Kim Boo Kyum, Bộ trưởng Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc đã phát biểu về chuyển đổi kỹ thuật số tại lễ khai mạc của ‘Hội thảo E-Leaders OECD 2018 tại thành phố Seoul’ đã được tổ chức ở khách sạn Westin Chosun, thành phố Seoul vào ngày 10/30. (Ảnh: Phóng viên Jeon Han)

Kim Boo Kyum, Bộ trưởng Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc đã phát biểu về chuyển đổi kỹ thuật số tại lễ khai mạc của ‘Hội thảo E-Leaders OECD 2018 tại thành phố Seoul’ đã được tổ chức ở khách sạn Westin Chosun, thành phố Seoul vào ngày 10/30. (Ảnh: Phóng viên Jeon Han)



Seoul = Phóng viên Yoon Sojung và Park Hye Ri

Ngày 30/10, những người lãnh đạo trong lĩnh vực chính phủ điện tử của 36 nước thành viên thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đã tụ họp tại ‘Hội thảo E-Leaders OECD 2018 tại thành phố Seoul’ để tìm kiếm phương án hợp tác và phương hướng chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ điện tử.

‘Hội thảo E-Leaders OECD’ là một cuộc hội thảo cấp cao quốc tế do OECD tổ chức mỗi năm nhằm mục tiêu bàn thảo về chính sách hay chiến lược kỹ thuật số và đưa ra phương hướng tương lai của chính phủ điện tử toàn cầu.

Vào năm nay, hội thảo này đã khai mạc ở Hàn Quốc và sẽ được tiến hành trong suốt 2 ngày từ ngày 30-31/10 với chủ đề là ‘Chuyển đổi kỹ thuật số: Thực hiện dịch vụ công dưới sự chủ đạo của người dân thông qua các công nghệ mới’.

Hơn 150 người tham gia dự đoán không chỉ sẽ chia sẻ các tiền lệ xuất sắc, kết quả nghiên cứu và xu hướng mới nhất của chính phủ điện tử mà còn trao đổi ý kiến về nhiệm vụ thách thức của từng nước như áp dụng những công nghệ mới: AI (Trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet vạn vật), v.v.

Tại lễ khai mạc của hội thảo lần này, Bộ trưởng Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc Kim Boo Kyum đã khẳng định các nước nên tích cực áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực công.

Sau đó, ông ấy đã đánh giá những thành quả của chính phủ điện tử như sau: “Nhờ có chính phủ điện tử, chất lượng cuộc sống của người dân Hàn Quốc đã được nâng cao và khả năng sản xuất, tính minh bạch cũng được tiến bộ nhiều hơn. Hơn nữa, tính công bằng của lĩnh vực hành chính đã được cải thiện và quy mô tham gia của người dân Hàn Quốc đã được mở rộng hơn trước đây thông qua việc áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn, IoT (Internet vạn vật), điện toán đám mây vào khu vực công”.

Ông Kim đã đề cập đến nhiệm vụ tiếp sau của chính phủ điện tử là tính tương thích của ICT (Công nghệ thông tin và truyền thông), tiêu chuẩn hóa dữ liệu và bảo vệ thông tin cá nhân, đồng thời nhấn mạnh rằng những người lãnh đạo trong lĩnh vực chính phủ điện tử cần tăng cường mối quan hệ hợp tác để vượt qua xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số.

Phó Tổng thư ký OECD Mari Kiviniemi đang nhấn mạnh về chuyển đổi kỹ thuật số tại lễ khai mạc của ‘Hội thảo E-Leaders OECD 2018 tại thành phố Seoul’ đã được tổ chức ở khách sạn Westin Chosun, thành phố Seoul vào ngày 10/30. (Ảnh: Phóng viên Jeon Han)

Phó Tổng thư ký OECD Mari Kiviniemi đang nhấn mạnh về chuyển đổi kỹ thuật số tại lễ khai mạc của ‘Hội thảo E-Leaders OECD 2018 tại thành phố Seoul’ đã được tổ chức ở khách sạn Westin Chosun, thành phố Seoul vào ngày 10/30. (Ảnh: Phóng viên Jeon Han)



Phó Tổng thư ký OECD Mari Kiviniemi cũng tham gia hội thảo lần này. Bà ấy đã cho rằng chính phủ của từng nước cần nỗ lực nhiều hơn để tích cực chấp nhận cải cách chuyển đổi kỹ thuật số vì nếu không tiếp thu chủ động thì sẽ bị ảnh hưởng trong những lĩnh vực khác.

Tiếp theo, Phó Tổng thư ký Kiviniemi cho biết: “Ngày nay, khả năng tiếp cận thông tin được cải thiện nhiều hơn bao giờ hết, vì vậy mọi người có thể nhận được rất nhiều thông tin qua điện thoại thông minh. Nếu khả năng tiếp cận thông tin được nâng cao với việc công khai các dữ liệu công thì niềm tin công chúng đối với chính phủ cũng sẽ được tăng lên”.

arete@korea.kr